Để triển khai nhiệm vụ “Phổ biến áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng giai đoạn 2012-2013” (Mã số: 03/DA2) thuộc Dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực quản lý, giảm thiểu lãng phí để tồn tại, đứng vững vượt qua khủng hoảng, đồng thời tạo nền tảng cơ bản cho những năm tiếp theo, nhóm nghiên cứu đề xuất dự án tập trung thực hiện các việc nghiên cứu lựa chọn các HTQL, mô hình, công cụ cải tiến NSCL đã thực hiện để đưa vào nhân rộng mô hình điểm về áp dụng hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng.
Căn cứ vào các tiêu chí do chương trình đề ra và qua quá trình khảo sát, Công ty TNHH Nhật Tường được lựa chọn áp dụng thử nghiệm mô hình MFCA do TT Hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 – SMEDEC 2 thực hiện từ tháng 5/2013 – 12/2013.
Hiện trạng doanh nghiệp trước khi áp dụng MFCA
Tại công đoạn cưa gỗ, tất cả gỗ từ gốc, thân, cho đến ngọn sau khi cưa ra, công nhân đều để chung một chỗ, không phân biệt tấm gỗ gốc hay gỗ thân hoặc gỗ ngọn để phân loại chất lượng gỗ (độ cứng, vân gỗ,…) nhằm sử dụng cho từng mục đích khác nhau dẫn đến việc lãng phí rất lớn…. Hiện nay, khách hàng đã có những khiếu nại về việc sản phẩm của Công ty bị công vênh nên việc không phân loại chất lượng gỗ cũng có thể là 1 nguyên nhân gây ra chất lượng sản phẩm không đạt.
Lượng ván tồn sau quá trình sấy là khá lớn. (Theo bảng số liệu thống kê ở phần phụ lục). Công ty cần có giải pháp tính toán lượng tồn kho hợp lý cho từng giai đoạn sản xuất để tránh những lãng phí cho công ty như: Chi phí kho bãi, vốn, chí phí xử lý mối mọt,.. Cũng như chất lượng gỗ bị ảnh hưởng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Chi tiết thực hiện tại đây