Hỏi đáp

Trả lời
Sự khác biệt cơ bản giữa CMMI và ISO là về khái niệm. CMMI là một mô hình quy trình, trong khi ISO lại là một tiêu chuẩn đánh giá. Mô hình năng lực trưởng thành tích hợp – Capability Maturity Model Integration (CMMI), được phát triển tại Viện Kỹ Nghệ Phần Mềm của Mỹ (Viện SEI – nay đổi thành Viện CMMI), là mô hình nâng cấp của mô hình CMM trước đây, quyết định mức độ trưởng thành chuyên sâu của các hệ thống phần mềm. ISO là một tập hợp các tiêu chuẩn quản lý chất lượng được phát triển và duy trì bởi Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế (ISO). Chẳng hạn như ISO 9001 liên quan đến các tiêu chuẩn về chuỗi cung ứng, trong khi đó ISO 14001 lại liên quan đến các tiêu chuẩn về môi trường. Các thông số kỹ thuật của ISO thay đổi theo thời gian. CMMI là một tập hợp “các phương pháp thực thi tốt nhất – best practices” bắt nguồn từ những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành và liên quan đến các sản phẩm kỹ thuật và phát triển phần mềm. Các doanh nghiệp có thể đạt được CMMI từ mức độ 1 đến 5 tùy thuộc vào mức độ tuân thủ của các lĩnh vực hoạt động với các vùng quy trình theo yêu cầu của CMMI. ISO là một công cụ đánh giá cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp có quy trình phù hợp với các tiêu chuẩn đặt ra. Về phạm vi, CMMI chỉ được áp dụng và mở rộng cho các doanh nghiệp phát triển hệ thống phần mềm chuyên sâu. Trong khi đó ISO linh hoạt hơn và có thể áp dụng cho tất cả các ngành sản xuất. CMMI tập trung chuyên biệt vào kỹ thuật và các quy trình quản lý dự án trong khi trọng tâm của ISO thường chung chung cho tất cả các ngành.
Trả lời
Mặc dù việc áp dụng ISO 9001 được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp song không phải doanh nghiệp nào cũng áp dụng thành công tiêu chuẩn này. Các chuyên gia cho rằng việc triển khai áp dụng ISO 9001 thường gặp phải những khó khăn sau: Khó khăn khi phải thay đổi các thói quen cũ chưa tốt bằng những thói quen mới tốt hơn Doanh nghiệp thường gặp phải các trở ngại do sức ì tâm lý vì không muốn thay đổi, và những thói quen lâu đời đã ăn sâu vào trong tiềm thức. Họ ngại phải mất quá nhiều thời gian và công sức trong việc tìm hiểu những yêu cầu của tiêu chuẩn. Khó khăn khi xây dựng một hệ thống tài liệu và triển khai áp dụng Việc ghi lại những gì đang làm một cách hiệu quả có hệ thống khá phức tạp dẫn đến việc không khách quan khi mà đánh giá thực trạng hệ thống của mình khi so sánh với những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001. Việc xây dựng các thói quen thực hiện có kế hoạch, tuân thủ những quy định của tiêu chuẩn ISO 9001 và ghi lại được những gì đã làm là một công việc tốn rất nhiều công sức và thời gian. Khó khăn trong vai trò của các nhà lãnh đạo Nhà lãnh đạo thường gặp khó khăn trong việc phân công rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của từng vị trí và sự phối hợp lý giữa các bộ phận; cung cấp nguồn lực về thời gian, đào tạo và sự hợp tác; kiểm soát và duy trì hệ thống thường xuyên. Để giảm bớt các áp lực trên trên, doanh nghiệp có thể tìm sự trợ giúp từ các tổ chức tư vấn uy tín.
Trả lời
IWAY là một bộ quy tắc ứng xử của IKEA, được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2000. Bộ quy tắc này nêu rõ những yêu cầu tối thiểu của IKEA về Môi trường, Trách nhiệm xã hội và Điều kiện làm việc (bao gồm cả Lao động Trẻ em) đặt ra cho các nhà cung cấp Sản phẩm, Nguyên liêu và Dịch vụ. IWAY dựa trên tám quy ước cơ bản được định nghĩa trong Quy tắc cơ bản về các Quyền tại nơi làm việc, bản Tuyên bố của ILO tháng 6 năm 1998, bản Tuyên bố Rio về Phát triển Bền vững năm 1992, Hội thảo UN Johannesburg về Phát triển bền vững và mười phương châm của Liên Hiệp Quốc Global Compact 2000. IKEA công nhận những nguyên tắc cơ bản về Nhân quyền, được quy định tại bản “Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn Cầu” (Liên Hiệp Quốc năm 1948) và tôn trọng triệt để những qui định của Liên Hiệp Quốc về tẩy chay và cấm vận thương mại. Những yêu cầu bắt buộc trong IWAY:
  1. Ngăn ngừa lao động trẻ em: IKEA không chấp nhận lao động trẻ em. Tất cả các hành động ngăn chặn Lao động trẻ em sẽ được thực hiện vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
  2. Lao động cưỡng bức & ép buộc: Nhà cung cấp của IKEA không được sử dụng lao động cưỡng bức, tù nhân, ép buộc, lao động không tình nguyện.
  3. Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Nhà cung cấp của IKEA phải ngăn chặn những ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
  4. Mất an toàn nghiêm trọng: Nhà cung cấp của IKEA phải bảo vệ công nhân khỏi những việc mất an toàn nghiêm trọng.
  5. Bảng lương và bảng chấm công: Nhà cung cấp của IKEA phải có một hệ thống chấm công và trả lương minh bạch và đáng tin cậy.
  6. Bảo hiểm tai nạn cho công nhân: Nhà cung cấp của IKEA phải có bảo hiểm tai nạn bao gồm tón bộ chi phí điều trị y tế cho tai nạn cho toàn bộ công nhân.
Trả lời
UL là ký hiệu viết tắt của Underwriters Laboratries, một tổ chức chứng thực sản phẩm toàn cầu độc lập có trụ sở chính tại Northbook, bang Illinois, Hoa Kỳ. Tổ chức này có 3 nhiệm vụ chính là: cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm và vật liệu liên quan đến những nguy hiểm tác động đến cuộc sống hoặc tài sản; lập danh mục các sản phẩm hàng hóa an toàn và cuối cùng là xây dựng tiêu chuẩn. Sự xuất hiện của dấu UL trên sản phẩm cho biết sản phẩm đó đã được UL xem xét chặt chẽ, đảm bảo an toàn trước khi tiếp cận thị trường. Kí hiệu này có thể có trên tất chủng loại sản phẩm. Trong khi đó, dấu CE (Viết tắt của: Conformity European) trên sản phẩm cho thấy sự cam kết của nhà sản xuất đối với sản phẩm của họ, đáp ứng được mọi yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng như pháp lý và được phép lưu thông trên phạm vi toàn Châu Âu. Đây là ký hiệu bắt buộc của các sản phẩm khi muốn lưu hành trong phạm vi Châu Âu. FCC (Federal Communication Commission) là tên viết tắt của Ủy ban Truyền thông Liên bang là cơ quan đảm nhiệm việc quản về viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện… ở Mỹ. Dấu hiệu FCC trên sản phẩm cho biết sản phẩm đó không phát ra mức sóng radio quá cao đến mức nó có thể gây nhiễu loạn đến các thiết bị điện tử khác.
Trả lời
JIS là viết tắt của cụm từ “Japanese Industrial Standards” có nghĩa là Hệ thống các tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật Bản. Việc chuẩn hóa các quy trình công nghiệp được điều phối bởi một ủy ban có tên là “JIS Committee” và các tiêu chuẩn được xuất bản thông qua Hội tiêu chuẩn Nhật Bản (Japanese Standards Association). JIS quy định các tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực được đánh mã theo chữ cái như sau: A – Kỹ thuật và Kiến trúc (Civil Engineering and Architecture) B – Cơ khí (Mechanical Engineering) C – Điện tử và Kỹ thuật điện (Electronic and Electrical Engineering) D – Kỹ thuật Ô tô (Automotive Engineering) E – Kỹ thuật đường sắt (Railway Engineering) F – Công nghiệp đóng tàu (Ship building) G – Vật liệu sắt và Luyện kim (Ferrous Materials and Metallurgy) H – Nguyên liệu và sản phẩm luyện kim (Nonferrous materials and metallurgy) K – Kỹ thuật hóa học (Chemical Engineering) L – Kỹ thuật dệt may (Textile Engineering) M – Khai khoáng (Mining) P – Giấy và Bột giấy (Pulp and Paper) Q – Hệ thống quản lý (Management System) R – Gốm sứ (Ceramics) S – Đồ gia dụng (Domestic Wares) T – Thiết bị Y tế và Thiết bị an toàn (Medical Equipment and Safety Appliances) W – Máy bay và Hàng không (Aircraft and Aviation) X – Xử lý thông tin (Information Processing) Z – Các loại khác (Miscellaneous)
Trả lời
BSCI (Business Social Compliance Initiative) là bộ tiêu chuẩn dùng để đánh giá và tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. BSCI được Hiệp hội Ngoại thương (FTA) thiết lập nhằm tạo ra các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Châu Âu. Bộ tiêu chuẩn này nhanh chóng được các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp, các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty bán lẻ trên thế giới đánh giá cao và áp dụng. Bộ quy tắc ứng xử BSCI là nền tảng cốt lõi mà các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng phải đáp ứng và tuân thủ nhằm mục tiêu cuối cùng là cải thiện điều kiện làm việc của người lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu trên toàn thế giới. Đánh giá về lợi ích BSCI, nhiều tập đoàn nước ngoài cho rằng, nó làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường; tăng năng suất lao động, giúp giảm chi phí và cải thiện điều kiện làm việc cũng như sức khỏe của người lao động, ổn định nhân sự… Áp dụng BSCI, các nhà cung ứng xuất khẩu Việt Nam sẽ cải thiện lâu dài các tiêu chuẩn xã hội, qua đó thay đổi tốt hơn điều kiện làm việc cho người lao động, quan hệ lao động, kết quả kinh doanh và chất lượng xã hội của sản phẩm. Có thể coi BSCI không chỉ là tấm hộ chiếu cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vào thị trường quốc tế, mà còn là một  minh chứng của mối quan hệ lành mạnh giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Trả lời
SSOP là 4 chữ cái của 4 từ tiếng Anh: Sanitation Standard Operating Procedures – nghĩa là Quy phạm làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh. SSOP cùng GMP, có vai trò kiểm soát tất cả những yếu tố liên quan đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, GMP là Quy phạm sản xuất, là các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ nhằm đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nghĩa là GMP quy định các yêu cầu vệ sinh chung và biện pháp ngăn ngừa các yếu tố ô nhiêm vào thực phẩm do điều kiện vệ sinh kém. Còn SSOP là Quy phạm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh, nghĩa là các quy phạm vệ sinh dùng để đạt được các yêu cầu vệ sinh chung của GMP. Các lĩnh vực cần xây dựng SSOP bao gồm:
  • An toàn của nguồn nước.
  • An toàn của nước đá
  • Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm.
  • Ngăn ngừa sự nhiễm chéo.
  • Vệ sinh cá nhân.
  • Bảo vệ sản phẩm không bị nhiểm bẩn.
  • Sử dụng, bảo quản, hoá chất
  • Sức khoẻ công nhân.
  • Kiểm soát động vật gây hại.
  • Chất thải.
  • Thu hồi sản phẩm
Tuỳ theo mỗi cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, nội dung của SSOP có thể khác nhau. Hoặc phải kiểm soát đầy đủ cả 11 lĩnh vực đảm bảo vệ sinh an toàn như trên hoặc chỉ kiểm soát một số lĩnh vực.
Trả lời
Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “được phép dùng”, đối lập với Halal là Haram, nghĩa là “trái luật” hoặc “bị cấm”. Halal và Haram là những thuật ngữ phổ biến áp dụng cho tất cả các khía cạnh đời sống, kinh tế xã hội của người Hồi giáo. Với những người theo đạo Hồi, những sản phẩm như thực phẩm và đồ uống, dược phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân và thực phẩm chức năng phải có chứng nhận Halal. Chứng nhận Halal là chương trình đánh giá theo chuẩn mực quốc tế cho sản phẩm/dịch vụ có trách nhiệm. Đây là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan để xác nhận rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể được đánh giá không có các chất cấm theo yêu cầu Shari’ah Islamiah (Luật Hồi giáo) và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal. Như vậy, chứng nhận Halal giúp người tiêu dùng theo đạo Hồi quyết định mua hàng nhanh vì nhận biết rằng sản phẩm đó được phép sử dụng. Sản phẩm đạt chứng nhận Hala có thể mở rộng thị trường tại các quốc gia Hồi giáo và các nước có người Hồi giáo.
Trả lời
MFCA (Material Flow Cost Accounting) là phương pháp quản lý và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu được giới thiệu từ những năm 1990 tại Đức và hiện tại đang được áp dụng rộng rãi tại trên thế giới. Phương pháp MFCA cũng đã được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành thành tiêu chuẩn 14051:2011. MFCA được áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp sử dụng vật liệu, ở bất kỳ loại hình và quy mô, kể cả không có hệ thống quản lý môi trường. MFCA không chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp quy mô lớn mà cả trong doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Ngoài ra, phương pháp này có thể được mở rộng đến nhiều tổ chức trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, sử dụng MFCA chỉ xác định được chi phí môi trường liên quan đến sử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất, mà không xem xét các chi phí phát sinh trước sản xuất và chi phí sau sản xuất. Vì vậy, để xác định chi phí môi trường đầy đủ, cần phải kết hợp với các phương pháp khác. Mặt khác, phương pháp này chỉ thực sự thích hợp với các doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí vật liệu lớn, trong tổng chi phí hoạt động. Đối với các công ty nhỏ, nguồn lực hạn chế thì thực hiện theo phương pháp này, sẽ rất tốn kém.
Trả lời
International Food Standard (IFS) là hệ thống các tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế. Các tiêu chuẩn IFS do Gobal Food Safety Initiative (GFSI) ban hành lần thứ 5 vào ngày 01/08/2008. Tổ chức GFSI được thành lập từ Global Food Business Forum (CIES) vào năm 2000 tại Châu Âu. IFS là tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp/sản xuất thực phẩm gắn nhãn hiệu của nhà bán buôn và bán lẻ, chỉ liên quan tới các công ty chế biến thực phẩm hoặc các công ty đóng gói mặt hàng thực phẩm dạng rời hoặc chỉ có thể áp dụng IFS khi sản phẩm được chế biến hoặc khi xuất hiện mối nguy về lây nhiễm sản phẩm trong quá trình đóng gói sơ cấp. IFS là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến với hệ thống đánh giá đồng nhất sử dụng đánh giá chất lượng & chọn lựa nhà cung ứng. Nó giúp nhà bán lẻ đảm bảo thực phẩm an toàn & kiểm tra mức độ chất lượng của từng loại thương hiệu sản phẩm bán ra. Tại sao nên áp dụng IFS: Áp dụng tiêu chuẩn IFS là thông điệp về sự quan tâm đến chất lượng & an toàn của thực phẩm. Có một tiêu chuẩn chung & đồng nhất để đánh giá từng mức độ chất lượng của nhà cung ứng & đồng thời cũng giảm thiểu đánh giá bên thứ hai là điều mà các nhà bán lẻ quan tâm. Như vậy, nó có thể được coi là một chiếc vé gia nhập vào thị trường thương mại thế giới, đồng thời còn là cơ hội chứng minh sự cam kết của bạn về thực phẩm an toàn, chất lượng hợp pháp trong một môi trường làm việc cải tiến liên tục.
Trả lời
BRC là viết tắt của tiêu chuẩn BRC Gobal Standard for Food Safety. Tiêu chuẩn BRC do tổ chức British Retailer Consortium (Anh) thiết lập thích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm. Khi tổ chức xây dựng và đáp ứng theo tiêu chuẩn BRC, tổ chức có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có thể tạo ra môi trường làm việc giảm thiểu rủi ro liên quan an toàn thực phẩm, sản phẩm được tạo ra có chất lượng và an toàn, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và yêu cầu luật pháp. Về đối tượng áp dụng, tiêu chuẩn BRC được áp dụng cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại hình, địa điểm, quy mô. Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc quản lý an toàn thực phẩm. Lợi ích khi áp dụng hệ thống BRC: – Sản phẩm chất lượng và an toàn cho người sử dụng. – Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu, có thể dễ dàng xuất khẩu – Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận. – Giải phóng được công việc mang tính chất tập trung sự vụ của lãnh đạo. Giúp lãnh đạo có nhiều thời gian tập trung vào thực hiện chiến lược mang tầm vĩ mô hơn. – Các hoạt động có tính hệ thống, mọi người đoàn kết, làm việc trong môi trường thoải mái. – Nâng suất lao động tăng.
Trả lời
CE marking (Conformité Européenne) viết tắt CE là nhãn hiệu bắt buộc đối với một số sản phẩm được bán trong Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) từ năm 1985. Nhãn CE cũng được tìm thấy trên các sản phẩm bán ngoài EEA được sản xuất hoặc được thiết kế để bán tại EEA. Nhãn CE có thể nhận biết trên toàn thế giới thậm chí đối với những người không quen thuộc với Khu vực Kinh tế Châu Âu. RoHS viết tắt của “Restriction of Hazardous Substances Directive” có nghĩa là quy định về việc hạn chế sử dụng một số chất nguy hại trong thiết bị điện và điện tử , được Liên minh Châu Âu thông qua vào tháng 2/2002. Chỉ thị RoHS hạn chế việc sử dụng 10 chất độc hại trong quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm: chì, thủyngân, Cd, Cr 6+,  PBB, PBDE, DEHP, BBP, DBP, DIBP. Những nhà sản xuất muốn bán được sản phẩm vào thị trường Châu Âu thì trên sản phẩm phải được đăng kí với Logo “RoHs-compliant”. Các sản phẩm có gắn RoHs có nghĩa là đã đạt tiêu chuẩn RoHs, hoàn toàn thân thiện với môi trường và được phép lưu hành tại Châu Âu.
Trả lời
Trước tiên, xin giới thiệu về FSC (Forest Stewardship Council) là một tổ chức Quốc tế, phi chính phủ, phi lợi nhuận đề ra những biện pháp kiểm soát việc quản lý rừng trên thế giới phù hợp với môi trường, đồng thời có lợi ích cho xã hội và đạt hiệu quả kinh tế. Tổ chức FSC đã thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về việc quản lý rừng có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội và thành lập một hệ thống chương trình chấp nhận các Tổ Chức Chứng Nhận (gọi là bên thứ ba) được đại diện cho Tổ Chức FSC để chứng nhận những tổ chức doanh nghiệp quản lý rừng và những nhà sản xuất, thương mại các sản phẩm từ rừng theo tiêu chuẩn của FSC. Để đánh dấu nhận biết cho người tiêu dùng thống nhất trên toàn thế giới về các sản phẩm làm ra từ rừng đã thực hiện chương trình quản lý rừng có trách nhiệm, các Logo của tổ chức FSC và các nhãn dán trên sản phẩm sẽ là những minh chứng cho sự giám sát của các tổ chức đại diện. Chứng nhận FSC là kết quả sau khi tổ chức được FSC công nhận thực hiện đánh giá, trong đó FSC – CoC (Chain of Custody Certificate) là Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm. Loại chứng nhận này được cấp cho các tổ chức đã chứng minh được các sản phẩm gỗ giao dịch từ các nguồn gốc đã được cấp chứng nhận, các sản phẩm này có thể sử dụng nhãn FSC và dấu chứng nhận của Tổ Chức Chứng Nhận. Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) là con đường mà nguyên liệu thô từ rừng đã được chứng nhận đến với người tiêu dùng, bao gồm những giai đoạn liên tục của việc khai thác, chế biến, vận chuyển, sản xuất và phân phối. Như vậy, chứng nhận FSC-CoC là nhằm cung cấp các chứng cứ xác thực để chứng minh các sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ các khu rừng đã thực hiện chương trình quản lý có trách nhiệm đạt tiêu chuẩn của tổ chức FSC.
Trả lời
WRAP (Worldwide Responsible Accredited Production – Sản xuất được công nhận trách nhiệm toàn cầu) được coi là một tiêu chuẩn độc lập chứng nhận việc sản xuất được thực hiện đúng với nguyên tắc ứng xử. Đây là một chương trình được công nhận trách nhiệm toàn cầu có cơ sở lớn nhất thế giới, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực thâm dụng lao động như may mặc, giày dép… Bộ quy tắc của WRAP đã được chấp nhận một cách tổng quát các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường làm việc, và các quy định nơi làm việc, quản lý nguồn nhân lực, sức khỏe và an toàn, hoạt động môi trường, và tuân thủ luật pháp bao gồm cả nhập khẩu / xuất khẩu và tuân thủ hải quan và các tiêu chuẩn an ninh. Như vậy, lợi ích các doanh nghiệp nhận được từ việc chứng nhận WRAP là chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu về trách nhiệm xã hội. Chứng nhận WRAP mở ra cho các doanh nghiệp các cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hoạt động xuất khẩu trên toàn cầu.
Trả lời
Các loại vật liệu bao gói dùng trong sản xuất dược phẩm như thủy tinh, nhựa, nhôm, phôi nhôm, màng film có tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm dược phẩm đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe để đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm dược phẩm. Các nhà cung cấp các loại vật liệu bao gói này cần đạt được mức chất lượng nhất định thông qua việc áp dụng và thực hiện Tiêu chuẩn Quản lý Chất lượng và Thực hành Sản xuất tốt (GMP) trong toàn bộ các quá trình sản xuất của mình. Tiêu chuẩn ISO 15378 được ban hành nhằm mục đích cung cấp các tiêu chuẩn cần thiết cho việc sản xuất các loại vật liệu bao gói cung cấp cho các nhà sản xuất dược phẩm và vật liệu bao gói sản phẩm y tế. Phiên bản 2011 gọi là ISO 15378:2011 là một sự kết hợp giữa tiêu chuẩn GMP và Hệ thống Quản lý Chất lượng để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc sản xuất vật liệu chất lượng cao sử dụng trong bao gói các sản phẩm y tế (bao gồm cả dược phẩm). Tiêu chuẩn này xác định các điều kiện tiên quyết cho các khuôn khổ quản lý chất lượng từ khâu thiết kế, sản xuất, phân phối, theo dõi và đo lường của một sản phẩm. Nó kết hợp các tiêu chí cho các lô và truy xuất nguồn gốc của chúng, kiểm soát các điều kiện, xác nhận các phương pháp quan trọng nhất định và quản lý rủi ro. Mọi tổ chức, đơn vị kinh doanh liên quan đến việc sản xuất, phân phối hoặc quản lý các loại vật liệu bao gói dùng cho các sản phẩm y tế đều có thể áp dụng ISO 15378. Viêc áp dụng và yêu cầu chứng nhận do tổ chức tự quyết định, nhưng nó là nền tảng để duy trì và gia tăng mức độ tin cậy của mình đối với khách hàng. Chứng nhận này có giá trị trong 3 năm, có thể được thực hiện cùng với tiêu chuẩn chất lượng khác.
Trả lời
Để có thể tham gia vào các thị trường quốc tế như WTO, AFTA…  doanh nghiệp Việt Nam phải nắm chắc và đáp ứng được các luật định, công ước, hiệp ước mà các thị trường này đặt ra. Trong lĩnh vực thử nghiệm, hiệu chuẩn thì yêu cầu của quốc tế là kết quả công bố thử nghiệm, hiệu chuẩn phải kèm theo một “chứng nhận, chứng thư được chấp nhận toàn cầu”. Điều này đồng nghĩa kết quả thừ nghiệm, hiệu chuẩn phải xuất phát từ các phòng thử nghiệm hiệu chuẩn được quyền cấp “chứng nhận, chứng thư được chấp nhận toàn cầu”. Đây là một hàng rào kĩ thuật trong thương mại nhằm tránh việc thử nghiệm/chứng nhận lặp lại, tiết kiệm thời gian và chi phí; xác lập uy tín của các phòng thử nghiệm /hiệu chuẩn đối với các khách hàng của họ. Thông thường mỗi lô hàng xuất khẩu đều phải kèm theo một kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm lấy từ lô hàng đó. Kết quả thử nghiệm này thường được yêu cầu là “được chấp nhận toàn cầu”, nhờ việc mở cửa thị trường nên các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều hợp đồng xuất khẩu. Vì vậy, nhu cầu gửi mẫu thử nghiệm cho phòng thí nghiệm được quốc tế công nhận năng lực để có được “kết quả kiểm tra/thử nghiệm được chấp nhận toàn cầu” ngày càng tăng cao. Vì vậy, một phòng thí nghiệm (PTN) nào đó được quốc tế công nhận về năng lực sẽ có được nhiều cơ hội tăng doanh thu. Việc phấn đấu trở thành PTN được công nhận là một xu hướng tất yếu đối với các PTN nói chung và đối với các phòng thí nghiệm ở Việt Nam nói riêng, khi mà nền kinh tế thế giới đang “toàn cầu hoá” ngày càng mạnh mẽ. Căn cứ để một phòng thí nghiệm được quốc tế công nhận về năng lực là phòng thí nghiệm đó phải được công nhận là phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005. Mặt khác, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 sẽ giúp phòng thí nghiêm có cơ hội tập trung mọi nguồn lực để nâng cao năng lực, khẳng định độ tin cậy đối với kết quả các phép đo/thử/hiệu chuẩn. Tóm lại, một phòng thí nghiệm muốn tồn tại và phát triển trong tương lại, thì việc được công nhận phòng thí nghiệm đó phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 là một yêu cầu bắt buộc, cho dù đó là phòng thí nghiệm của một doanh nghiệp tư nhân hay là phòng thí nghiệm của một tập đoàn đa quốc gia.
Trả lời
Việc áp dụng ISO 27001 sẽ giúp tổ chức/doanh nghiệp ngăn ngừa, hạn chế các tổn thất trong sản xuất, kinh doanh liên quan tới việc hư hỏng, mất mát các thông tin, dữ liệu quan trọng. Một số đối tác của tổ chức/doanh nghiệp bạn sẽ muốn biết liệu họ có thể tin tưởng vào hệ thống an ninh thông tin của tổ chức/doanh nghiệp bạn hay không trước khi tin tưởng trao cho tổ chức/doanh nghiệp bạn thông tin của họ. Thông qua những lần đánh giá ISO 27001 được tiến hành thường xuyên, tổ chức/doanh nghiệp bạn sẽ giúp họ tin tưởng rằng những rủi ro về an ninh đã được đánh giá và giảm xuống tối thiểu và nếu như có sự cố xảy ra, tổ chức/doanh nghiệp bạn có sẵn các hệ thống để bảo vệ và phục hồi thông tin nhanh chóng, giúp giảm thiểu bất kỳ tác động xấu nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Các lợi ích khác bao gồm:
  • Chứng tỏ sự cam kết đảm bảo sự an toàn về thông tin ở mọi mức độ.
  • Đảm bảo tính sẵn sàng và tin cậy của phần cứng và các cơ sở dữ liệu.
  • Bảo mật thông tin, tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng.
  • Giảm giá thành và các chi phí bảo hiểm.
  • Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân viên về an ninh thông tin.
Trả lời
Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
  • Công bố tiêu chuẩn chất lượng còn gọi là Công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Công bố tiêu chuẩn chất lượng không chỉ giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với khách hàng mà còn là yêu cầu bắt buộc trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Cơ sở pháp lý của Công bố tiêu chuẩn chất lượng là Nghị quyết số 51/2001/QH10 của Quốc hội ban hành Luật chất lượng, sản phẩm, hàng hóa.
  • Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm được công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
  • Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là đánh giá sự phù hợp của sản phẩm được công bố với quy định an toàn thực phẩm.
  • Công bố sản phẩm là cách gọi tắt của Công bố hợp quy và Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Theo thông tư số 19/2012/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 09/11/2012).
Trả lời
Để quản lý kho hàng bằng mã vạch, trước hết ta cần phải dán mã vạch cho sản phẩm. Có hai cách như sau: Cách 1: Mỗi sản phẩm/gói sản phẩm phải có mã vạch khác nhau. Mã sản phẩm sẽ được đánh theo lô, loại sản phẩm và mỗi sản phẩm trong cùng loại sẽ được đánh số seri theo thứ tự tăng dần. Điều này sẽ làm tăng đáng kể số lượng mã cần quản lý, tuy nhiên lại giúp ta có được thông tin về sản phẩm khi truy tìm nguồn gốc một cách chính xác. Cách 2: Sản phẩm cùng loại trong một lô hàng sẽ có mã vạch giống nhau. Mã sẽ được đánh phân biệt giữa các lô hàng và loại sản phẩm. Với cách dán nhãn này thông tin về sản phẩm vẫn có thể tìm thấy được nhưng lại đi theo một lô hàng. Trong trường hợp lô hàng đó không xuất hết hoặc xuất cho hai khách hàng khác nhau thì không thể phân biệt được sản phẩm nào đó đã được phân phối cho khách hàng nào. Quy trình dán mã vạch cho sản phẩm Sau khi sản phẩm đã được đặt mã, sử dụng máy in mã vạch để in mã vạch cho sản phẩm. Có thể sử dụng máy in chuyên dụng để in mã vạch, tùy vào nhu cầu, ta chọn loại máy phù hợp và tiết kiệm nhất. Mã vạch sẽ được in lên giấy decal, sau đó được gỡ ra và dán lên sản phẩm. Mã vạch sẽ được dán lên sản phẩm ở công đoạn xuất xưởng để nhập kho thành phẩm hoặc được dán trong giai đoạn sản phẩm đã hoàn thành và đang chờ xuất xưởng. Quy trình nhập kho Nhân viên nhập kho với sự hỗ trợ của máy quét mã vạch lần lượt đọc mã vạch trên lô hàng nhập kho, các thông tin này sẽ được đưa vào máy tính để tạo phiếu nhập kho với các thông tin cần quản lý khác liên quan đến lô hàng. Kể từ lúc này các sản phẩm sẽ được quản lý thông qua mã trên mã vạch. Quy trình xuất kho Tương tự cho công tác xuất kho, nhân viên có thể tạo phiếu xuất kho dựa trên phiếu nhập, dùng thiết bị đọc mã vạch để xuất kho. Nhân viên lần lượt đọc mã vạch trên lô hàng xuất bán đồng thời để có thể truy tìm được nguồn gốc sản phẩm sau này, khi xuất kho các thông tin như ngày xuất, xuất cho ai, mã đơn đặt hàng,…phải được ghi nhận vào hệ thống. Vì vậy khi xuất kho nhân viên phải đưa các thông số này vào máy tính. Quy trình kiểm kho Công tác kiểm kho sử dụng thiết bị đọc mã vạch di động. Trong quá trình kiểm kho, nhân viên quét tất cả mã vạch của các sản phẩm trong kho sau đó kết nối thiết bị đọc mã vạch này với máy tính để tải dữ liệu về phục vụ cho việc xử lý. Sau khi có được dữ liệu chương trình sẽ kết xuất ra báo cáo về số lượng thực tế trong kho và so sánh với số liệu đang được quản lý trên máy tính đồng thời cho phép cập nhật lại số liệu thực này.
Trả lời
Mã vạch (Barcode) là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một lọai ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Ký mã vạch, gọi tắt là mã vạch, là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được. Một doanh nghiệp có thể có hàng ngàn loại sản phẩm khác nhau cần quản lý. Để quản lý hiệu quả, doanh nghiệp cần một công cụ đem đến sự tiện lợi trong kiểm kê hàng hóa, quản lý dòng sản phẩm cũng như kiểm soát được sản phẩm trên thị trường. Mã vạch là một công cụ đáp ứng được yêu cầu này. Quản lý hàng hóa bằng mã vạch giúp doanh nghiệp có thể:
  • Nắm rõ tồn kho, tuổi hàng tồn kho để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp.
  • Giảm được 90 % thiệt hại do hàng tồn quá lâu, hàng bị giảm giá.
  • Trợ giúp quyết định nhập hàng / sản xuất mới.
  • Đáp ứng nhanh chóng đơn đặt hàng của khách hàng.
  • Giảm 100 % xuất nhập nhầm hàng nhờ tính chính xác của mã vạch.
  • Giảm 50 % thời gian thao tác và nhập số liệu tại kho.