Yêu cầu về hệ thống tiêu chuẩn, công cụ quản lý trong lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ Da Giày

Theo Hiệp hội da – giày – túi xách Việt Nam (Lefaso), Việt Nam là nước sản xuất giày dép lớn thứ 4 trên thế giới, đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Việt Nam cũng là quốc gia đứng ở vị trí thứ 3, sau Trung Quốc và Ý, về giá trị sản xuất. Hiện nay da giày Việt Nam được xuất khẩu sang 50 thị trường trên toàn thế giới. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU), Bắc Mỹ và các nước, vùng lãnh thổ Châu Á (tập trung ở Nhật Bản; Hàn Quốc; Đài Loan), chiếm tới 85% kim ngạch xuất khẩu. Đây là các thị trường giày dép lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là các quốc gia có yêu cầu rất cao về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Là thành phần quan trọng cấu thành nên sản phẩm cuối cùng, do đó da thuộc và các nguyên phụ liệu dùng để sản xuất các sản phẩm da giày cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe này. Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, các khách hàng quốc tế luôn yêu cầu nhà cung cấp phải áp dụng các hệ thống, công cụ quản lý chất lượng, đảm bảo các yếu tố về an toàn sử dụng, môi trường, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững. Hơn nữa nhằm đảm bảo mức độ an toàn cao nhất cho sản phẩm cuối cùng, các yêu cầu đối với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thậm chí còn cao hơn yêu cầu đối với sản phẩm cuối cùng. Chính vì vậy việc nắm bắt được những hệ thống tiêu chuẩn bắt buộc hoặc khuyến khích đối với từng thị trường là yêu cầu cấp thiết đối với những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Cụ thể, đối với thị trường Châu Âu hiện nay,việc áp dụng các tiêu chuẩn, quản lý chất lượng trong lĩnh vực da giày được chia thành 03 cấp, bao gồm các yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp lý, các yêu cầu chung và yêu cầu do khách hàng khuyến khích áp dụng.
Yêu cầu về tiêu chuẩn, công cụ quản lý ngành da giày (nguồn: cbi.eu)

Yêu cầu về tiêu chuẩn, công cụ quản lý ngành da giày (nguồn: cbi.eu)

Yêu cầu bắt buộc: Bao gồm những yêu cầu bắt buộc về an toàn sản phẩm, nguồn gốc xuất sứ. Những yêu cầu này đều mang tính pháp lý mà nhà cung cấp bắt buộc phải đáp ứng để gia nhập thị trường Châu Âu.
  • Nhãn CE: Đây là nhãn chứng nhân phù hợp theo các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm và bảo vệ thiên nhiên của Châu Âu.
  • Hàm lượng hóa chất và hạn chế các chất nguy hại (REACH, RoHS): REACH là quy định về hoá chất với mục đích đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người và môi trường ở mức cao bằng cách áp dụng các phương pháp đánh giá độ nguy hại của các chất mà không ảnh hưởng đến lưu thông hóa chất trong thị trường EU. RoSH là quy định hạn chế một số chất nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người trong quá trình sản xuất các sản phẩm hàng hóa nói chung
  • CITES: Giấy phép quản lý việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội của các sản phẩm da động vật theo Công ước CITES…
Yêu cầu chung: Việc áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp nhằm phát triển sản xuất, cung ứng bền vững, đáp ứng yêu cầu trong dài hạn.
  • Các hệ thống quản lý: ISO 9001 (Hệ thống quản lý chất lượng); ISO14001 (Hệ thống quản lý môi trường); OHSAS 18001 (Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe và sức 9 khỏe nghề nghiệp); SA 8000 (Hệ thống quản trị trách nhiệm xã hội); ISO 50001 (Hệ thống quản lý năng lượng)…
  • Các bộ tiêu chuẩn, công cụ giúp giảm thiểu lãng phí, ổn định chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh như Lean Manufacturing; 6 Sigma, BSC&KPIs…Đây là các bộ tiêu chuẩn, công cụ đã phổ biến, áp dụng trên toàn thế giới nhiều năm qua.
Khuyến khích thực hiện: những tiêu chuẩn mà khách hàng Châu Âu khuyến khích nhà cung cấp thực hiện, cũng tập trung vào phát triển bền vững, ví dụ như nhãn sinh thái. Bằng việc khẩn trương áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý nêu trên, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ da giày Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội gia nhập vào mạng lưới sản xuất trên toàn cầu.

Văn phòng NSCL tổng hợp

Tin mới