Ý nghĩa của chữ ‘M’ trong TPM: Phần 3

Bài viết này giới thiệu 2 chữ M còn lại trong bốn chữ M của TPM – đó là nguyên vật liệu (Materials) và tiền (Money)

Nguyên vật liệu

Một trong những vấn đề làm tăng chi phí sản xuất của các công ty là kiểm soát nguyên liệu kém. Cho dù đó là kết quả của việc không có đủ nguyên liệu chất lượng, bán thành phẩm dư thừa trên chuyền (WIP), hoặc sự dư thừa, lỗi thời và/hoặc không phù hợp của các tài liệu bảo trì và sửa chữa, được coi là một phần trong hoạt động TPM.

Đã đánh giá hơn hai mươi cơ sở sản xuất ở Bắc Mỹ và Úc, tôi đã chứng kiến những ảnh hưởng của quản lý vật liệu kém. Từ việc hàng triệu đô la nguyên liệu thô, đã được lưu trữ không đúng cách, không còn đủ chất lượng để sản xuất, đến vật liệu cho hoạt động bảo trì, sửa chữa, vận hành cũ 40 năm, có giá trị sổ sách hơn 10MM đô, tạo thêm chi phí lưu trữ tồn kho đến $ 2,4MM ở mỗi nhà máy.

Chương trình TPM nên tập trung vào việc xây dựng các quy trình công việc để quản lý và kiểm soát hàng tồn kho từ lúc mua sắm đến lúc sử dụng. Điều tra nguồn cung của các nhà cung cấp và ảnh hưởng của họ đối với tổ chức để đảm bảo nguồn cung đáng tin cậy và nhất quán, trong sản xuất hoặc trong bảo trì.

Tiền

Tất cả mọi thứ trong sản xuất đều phụ thuộc vào tiền. Vì vậy, trong tinh thần của hiệu suất toàn diện về “tiền”, làm thế nào một tổ chức giảm thiểu chi phí sản xuất? Người lập kế hoạch và người giám sát bảo trì có được phép mua trực tiếp từ các nhà cung cấp thiết bị phụ tùng sửa chữa bằng thẻ tín dụng và không cần tuân thủ thứ tự công việc không?

Người giám sát sản xuất và bảo trì có khuyến khích thuê lao động hợp đồng để đáp ứng tiến độ sản xuất và bảo trì không? Tần suất hàng tồn kho nguyên liệu được tính toán và điều chỉnh giá trị hàng tồn kho? Mua sắm nguyên liệu dựa trên giá thấp nhất, hay tổng chi phí sở hữu thấp nhất?

“Tiền” có thể cần đến trong suốt quá trình sản xuất, tuy nhiên, hầu hết các công ty tôi tới thăm đều tập trung tỉ mỉ vào số nhân công, nguyên liệu và tiện ích, trong khi tất cả đều là những chi phí “có thể kiểm soát”. Cải thiện tiền có thể được thúc đẩy bằng cách tập trung vào các quy trình quản lý máy móc. Giống như các sai lỗi, chi phí có thể phát sinh từ thời điểm máy móc được thiết kế, thông qua giai đoạn mua sắm và lắp đặt, và trong các hoạt động vận hành và bảo trì. Một phần của mục tiêu hoạt động TPM là giảm tổng chi phí sở hữu, tập trung toàn diện vào Độ tin cậy, Tính khả dụng và Khả năng bảo trì (RAM).

Khuyến khích nhân viên Kỹ thuật hiệu chỉnh và Bảo trì phân tích chặt chẽ chi phí vòng đời và khuyến khích họ tái thiết kế các chiến lược đảm bảo độ tin cậy máy móc cao hơn, khả năng sản xuất và dễ bảo trì hơn (ví dụ: khả năng tiếp cận tốt hơn, ít hoạt động bảo trì hơn, giảm thời gian sửa chữa ) sẽ giúp tiết kiệm tiền trong suốt vòng đời của nhà máy.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới