Ý nghĩa của chữ ‘M’ trong TPM: Phần 1

Chữ M trong TPM có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào quan điểm của từng người. TPM làm được gì cho các cơ sở sản xuất? TPM có giúp loại bỏ sự cố để nâng cao năng suất nhà máy? TPM có tập trung vào việc giảm chi phí bảo trì để tăng lợi nhuận không? Hay TPM có phải được đẩy mạnh từ nhu cầu tiêu chuẩn hóa các hoạt động sản xuất tại nhiều nhà máy của một công ty không? Đối với tôi, câu trả lời là tất cả những điều trên.

Để xác định được mục đích của ban lãnh đạo khi thực hiện TPM là gì? Các câu trả lời rất đa dạng, nhưng tựu chung lại có bốn chữ M chính cần tác động: Máy móc (Machines), Nhân lực (Manpower), Nguyên vật liệu (Materials) và Tiền bạc (Money). Nhưng trước khi đi vào tìm hiểu chữ M, chúng ta sẽ chia nhỏ TPM và lần lượt đi vào các chữ T, P và M.

TPM có nghĩa là gì? Một số người cho rằng TPM là viết tắt của “Total Productive Manufacturing”, trong khi một số cho rằng TPM là “Total Productive Maintenance”. Với tôi, tôi tập trung vào việc TPM áp dụng cái gì. Đầu tiên, hãy tập trung vào từ “Total”, tôi tin rằng nhiều tổ chức đã bỏ qua chữ này và chỉ nhìn thấy TPM như là nỗ lực sản xuất hoặc bảo trì. Ngược lại, khái niệm “Total” ngụ ý rằng đây là cách thức, hoặc quá trình, để tất cả các nhân viên cùng nhau làm việc để cải thiện hiệu quả thiết bị nhằm hỗ trợ các mục tiêu sản xuất. Một tổ chức thực hiện TPM đặt trọng tâm vào tất cả mọi người. Toàn bộ tổ chức tìm cách giảm thiểu tổn thất ảnh hưởng đến tính khả dụng, công suất của máy móc hoặc chất lượng sản phẩm sản xuất ra.

Về mặt tổng thể, trọng tâm “Total” của TPM là tất cả mọi người làm việc cùng nhau để thúc đẩy hiệu quả thiết bị từ nhận thức, quá trình mua và lưu trữ phụ tùng, lắp đặt và trong suốt quá trình vận hành, bảo trì hàng ngày máy móc thiết bị. Kunio Shirose, một chuyên gia nổi tiếng và là tác giả của Văn hóa TPM tại Nhật Bản, định nghĩa TPM là “một tập hợp các hoạt động khôi phục thiết bị về điều kiện tối ưu và thay đổi môi trường làm việc để duy trì các điều kiện đó”.

Chìa khóa trong thông điệp của Shirose là “thay đổi môi trường làm việc” từ việc tập trung vào bảo trì như là một hoạt động sửa chữa tới văn hóa tập trung vào việc duy trì các điều kiện mong muốn tối đa cho hiệu quả thiết bị và thực hiện thông qua quan hệ hợp tác giữa các bộ phận Kỹ thuật, Bảo trì và Sản xuất trong khi liên tục tinh chỉnh các nguyên tắc làm việc theo nhóm giữa các nhóm và quản lý.

Khi tôi cố gắng khái niệm hóa yếu tố “Productive – Hiệu suất” của TPM, tôi có hai suy nghĩ: 1) sử dụng có giá trị máy móc và 2) sử dụng có giá trị nhân sự và nguyên vật liệu.

Các kết quả “Productive – hiệu suất”

Tôi đã chứng kiến cải thiện về hiệu suất 17% (OEE) tại một cơ sở sản xuất kim loại kết hợp, đem lại giá trị hơn 10MM mỗi năm. Ngoài ra, tổ chức này đã giảm thành công chi tiêu cho bảo trì tối đa 20 nghìn đô la mỗi tuần trong vòng mười tám tháng đầu tiên. Hãy xem một số kết quả được công bố bởi Hiệp hội Cơ sở vật chất (AFE) vào năm 2001.

Trong một nhà máy lắp ráp linh kiện ô tô kết hợp ở Michigan, trong vòng chưa đầy bốn tháng, họ đã cải thiện thành công hiệu suất 23% (OEE), giúp tiết kiệm hơn 200 nghìn đô la chi phí nhân công và vật liệu hàng năm. Tại trung tâm gia công của cơ sở 20 năm tuổi này, thời gian thiết lập máy móc đã giảm hơn 90% và thời gian thay chip giảm từ 2 giờ xuống còn 40 phút.

Trong một cơ sở sản xuất ở Bắc Carolina, năng suất sản xuất tăng hơn 10% mỗi tháng thông qua các cải tiến tập trung vào chất lượng sản phẩm, giảm số lượng lỗi mỗi tháng gần 69%. Tại cùng nhà máy này, chi phí bảo trì lao động giảm $300K trong năm đầu tiên, và chi phí vật liệu bảo trì đã giảm 5%.

Cuối cùng, các cải tiến chất lượng tập trung trong một nhà máy hóa chất rất lớn ở Tennessee đã giảm sản phẩm polymer không đạt chất lượng từ 90.000 pao/năm xuống còn dưới 19.000 pao, tăng hơn 2 triệu USD doanh thu. Ngoài ra, tổ chức này đã giảm chi phí bảo trì thiết bị xuống 3,5MM đô la trong bốn năm và giảm số lần sai lỗi nghiêm trọng mỗi tháng trong cả hai bộ phận Hóa chất và Sợi hữu cơ của họ xuống hơn 95%.

“M” trong TPM

Vậy bí quyết thành công của họ là gì? Câu trả lời nằm trong khía cạnh khái niệm thứ ba của TPM…chữ ‘M’. Bất kể trọng tâm là cải thiện hoạt động sản xuất hay sự đáng tin cậy, hoặc việc loại bỏ các lỗi lặp đi lặp lại, thì Máy móc, Nhân lực, Vật liệu và Tiền bạc luôn là vấn đề cơ bản. Điều này có nghĩa là “Toàn diện – Total” và “Hiệu suất- Productive” là các phương pháp mà tổ chức của bạn triển khai các giải pháp để giải quyết từng vấn đề này.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới