Vì sao General Electric lựa chọn áp dụng phương pháp Lean Startup

General Electric là một công ty nổi tiếng thế giới và đã có thâm niên hoạt động 138 năm trong lĩnh vực công nghiệp. Gần đây, công ty này đang có nhu cầu trở nên “trẻ hóa” bằng cách sử dụng công cụ Khởi nghiệp tinh gọn (Lean Startup). General Electric mô tả Six Sigma là “một quá trình có tính kỷ luật cao giúp con người chú trọng vào việc phát triển, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ gần như hoàn hảo”. Xét về những thay đổi tại General Electric thì sự đóng góp của Lean là vượt trội hơn hẳn so với Six Sigma. Suy cho cùng, phương pháp Six Sigma thiên về việc đạt được sự hoàn hảo, còn Lean thiên về việc giảm thiểu các sai sót. Six Sigma cứng nhắc hơn, còn Lean linh hoạt hơn. Six Sigma quan trọng sự chính xác, còn Lean tập trung vào tốc độ. Tuy nhiên, sự so sánh trên có phần khập khiễng, vì Lean Startup là phương pháp dành cho những doanh nghiệp non trẻ, còn Six Sigma lại nhằm vào hệ thống sản xuất và vận hành tại các công ty lớn. Văn hóa Lean mới được thử nghiệm tại General Electric có thể giúp tạo ra nhiều sáng kiến và phát minh một cách nhanh chóng và thông minh hơn. Có lẽ, những điểm chung giữa Lean Startup và Six Sigma là điều đáng chú tâm hơn là những điểm khác nhau giữa chúng. Cả hai phương pháp đều ưu tiên những vấn đề/khía cạnh của sản phẩm mà có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với khách hàng. Cả hai đều dựa vào đội ngũ nhân viên được trao quyền, đều hạn chế lãng phí thời gian và năng lượng, và đều phải được thử nghiệm, dù với cách tiếp cận khác nhau. Vì vậy, mặc dù vẫn còn là một công ty cạnh tranh bằng cách sản xuất và phân phối số lượng lớn các sản phẩm phức tạp về mặt kỹ thuật, General Electric vẫn nên áp dụng phương pháp Lean Startup để phục vụ cho sự tăng trưởng và phát triển của mình.

Văn phòng NSCL biên dịch

Nguồn: www.inc.com

Tin mới