Các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống là những người tiêu thụ điện lớn. Theo số liệu thống kê mới nhất từ Cục thống kê Úc, ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm phải trả 706 triệu đô la mỗi năm cho nguồn tài nguyên này, chiếm 17% tổng chi phí năng lượng của toàn ngành công nghiệp sản xuất và đứng thứ hai chỉ sau ngành khai khoáng trên định mức tiêu thụ điện.
Càng ngày, nhu cầu về việc sử dụng thực phẩm và đồ uống của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, đặt ra một thách thức không hề đơn giản cho các nhà sản xuất: Làm sao để tạo ra những sản phẩm cạnh tranh trong khi hạn chế việc tiêu thụ năng lượng nhiều như hiện tại. Dưới đây là một số gợi ý:
Công nghệ Internet vạn vật: Viên đạn bạc của ngành thực phẩm, đồ uống
Internet vạn vật (IIoT) cung cấp một mạng lưới số hóa các thiết bị được kết nối bởi các công nghệ truyền thông, cho phép chúng ta tiếp cận thông tin và dữ liệu về mọi hoạt động trong quá trình sản xuất. Những thông tin này được cung cấp một cách cụ thể, chi tiết và có thể giúp các nhà sản xuất đưa ra những quyết định kinh doanh thông minh hơn, kịp thời hơn cho mọi thứ, từ việc bảo trì thiết bị và quản lý nhân sự đến kiểm soát năng lượng tiêu thụ.
Bảo trì dự phòng: Giải pháp thay thế tối ưu hơn
Bảo trì dự phòng không phải là việc khắc phục các vấn đề khi chúng xảy ra; đó là về việc ngăn chặn những vấn đề đó xảy ra ngay từ đầu, trước khi chúng xảy ra. Bằng cách thực hiện các tác vụ thông thường như làm sạch, bôi trơn, điều chỉnh, sửa chữa và thay thế phụ tùng thường xuyên, thiết bị sẽ luôn đạt được hiệu suất tối ưu khi hoạt động. Và khi máy hoạt động hiệu quả hơn, các nhà sản xuất không còn cần cung cấp thêm năng lượng do như hao phí của máy móc, cũng như tốn các chi phí sửa chữa trực tiếp (chưa kể đến việc kéo dài tuổi thọ chung của thiết bị).
Đầu tư vào thiết bị tiết kiệm năng lượng
Hiện nay, trên thị trường đang có rất nhiều thiết bị tiết kiệm năng lượng cho ngành thực phẩm, từ các sản phẩm chiếu sáng thường thấy đên các thiết bị, máy móc chuyên dụng. Đồng thời, nhiều nhà sản xuất đang tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới cho phép việc sử dụng năng lượng trở nên hợp lý và hiệu quả hơn trên toàn tuyến để họ có thể giảm chi phí vận hành dài hạn.
Tóm lược
Nhìn chung, khi nói đến việc giải quyết vấn đề chi phí năng lượng tăng cao, rất tiếc phải nói rằng sẽ không có đường tắt cho các nhà sản xuất. Tuy nhiên, việc cải thiện máy móc, thiết bị, công tác quản lý cũng như quy trình sản xuất đều góp phần không nhỏ vào việc giải quyết vấn đề này. Việc giảm tiêu hao năng lượng cho ngành thực phẩm-đồ uống nói riêng và toàn ngành công nghiệp nói chung là một bước đi dài hạn, cần sự phối hợp của nhiều bộ phận và áp dụng nhiều phương pháp mới. Như ông Brett Wiskar, R & D và Giám đốc Đổi mới tại Wiley chia sẻ: “Danh mục ưu tiên năm 2018 cho mỗi nhà sản xuất là tìm cách thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả năng lượng và tìm ra mối liên hệ giữa một chiến lược kinh doanh dài hạn với việc tiết kiệm năng lượng… chúng ta đã không còn thời gian để lãng phí nữa rồi.