Trong ngành gia công cơ khí, việc lựa chọn công nghệ hàn phù hợp với đặc tính của vật liệu là vô cùng quan trọng. Nhờ vào các tiến bộ khoa học công nghệ, phương pháp hàn laser đang dần trở nên vượt trội hơn so với phương pháp hàn hồ quang truyền thống, cả về mức độ tương thích với vật liệu lẫn khả năng tích hợp các ứng dụng mới.
Công nghệ hàn laser hiện có thể xử lý được những vật liệu có độ dày lớn hơn hoặc mỏng hơn nhiều lần so với các phương pháp truyền thống. Hơn thế, bạn có thể tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí hoàn thiện sản phẩm nhờ hạn chế được lượng phế phẩm sau sản xuất. Hàn laser cũng giúp tăng năng suất lao động thông qua hệ thống điều hành tự động hóa, thứ đảm bảo sản phẩm đầu ra có tính ổn định cao và ít xảy ra lỗi do nguyên nhân chủ quan.
So sánh với các phương pháp hàn MIG/MAG hay TIG truyền thống, công nghệ hàn Laser có rất nhiều ưu thế vượt trội:
Công nghệ hàn laser tuy không phải là giải pháp cho tất cả những bài toán về hàn vật liệu hiện nay, nhưng với những yêu cầu đối với các sản phẩm cụ thể cần tăng năng suất thì công nghệ này có thể là giải pháp tối ưu nhất mà các nhà sản xuất nên tìm đến.
Hàn laser có thể giúp tổ chức giảm những chi phí không cần thiết trong quá trình sản xuất. Với khả năng hàn tốc độ cao, cả năng suất và chất lượng sản phẩm dều được cải thiện. Đồng thời, hàn laser cũng giúp giảm thiểu được phần lớn phế phẩm, mảnh vụn vật liệu trong quá trình sản xuất. Công nghệ hàn laser cũng giúp làm giảm sự biến dạng nhiệt của vật liệu và ứng suất, do đó sau khi gia công thì vật liệu vẫn giữ nguyên hình dạng và kích thước giúp nhà sản xuất tiết kiệm một phần chi phí cho việc xử lý sau này. Song song với những lợi ích trên, thành phẩm sau quá trình gia công cũng có chất lượng bề mặt tốt hơn, ít nhám hơn và đường hàn đẹp hơn rất nhiều.
Những ứng dụng mà hàn laser có thể được sử dụng:
Các lĩnh vực ứng dụng hàn laser nhiều nhất:
Văn phòng NSCL