Ứng dụng Lean trong sản xuất: Từ giải pháp đến giá trị sản phẩm

Lean không phải công cụ để cải thiện thời gian sản xuất như nhiều người vẫn lầm tưởng, mà mục đích chính của Lean, là cải thiện giá trị (hay nói cách khác là chất lượng sản phẩm). Nếu khách hàng thấu hiểu và đồng ý rằng họ cần một quy trình giúp gia tăng giá trị sản phẩm của họ (và họ sẵn sàng trả tiền cho nó) thì vấn đề thời gian để tạo ra giá trị đó không phải là vấn đề họ thực sự quan tâm. Dĩ nhiên, việc thực hiện Lean cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc tiết giảm thời gian của một chu kì sản xuất tổng thể, nhưng việc đó không đồng nghĩa với việc giá trị sản phẩm của bạn sẽ gia tăng. Thay vào đó, bạn cần xử lý các vấn đề cốt lõi gây ra lãng phí thời gian cũng như tài nguyên tại nhà xưởng, ví dụ như: lãng phí do mọi thứ phải chờ đợi, sắp xếp di chuyển chưa hợp lý, tiêu hao nguyên liệu quá mức cần thiết…

Chất lượng là yếu tố quyết định giá trị của sản phẩm. Tất cả các tiền tố gây ảnh hưởng đến chất lượng đều có thể quy ra giá trị, dù là tiền tố tốt (mức độ phòng ngừa, thẩm định) hay xấu (nguyên nhân nội tại, nguyên nhân từ bên ngoài). Lấy một ví dụ: Khách hàng sẽ gửi trả lại mặt hàng của bạn nếu sản phẩm bị lỗi hay có chất lượng kém, và theo đó, họ cũng sẽ không trả thêm tiền cho những sản phẩm tốt của bạn. Trong dài hạn, thị trường sẽ xác định đúng mức giá tương ứng với chất lượng sản phẩm của bạn; bởi thế việc cải thiện chất lượng là vô cùng cần thiết.

Mặt khác, nếu một quy trình sản xuất bị nghi ngờ rằng sẽ tạo ra các sản phẩm kém chất lượng, phản ứng điển hình của các doanh nghiệp là tăng tần suất kiểm tra và thực hiện các kế hoạch lấy mẫu để đảm bảo các sản phẩm xấu không đến được tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, bản chất của điều này là bỏ ra chi phí để khắc phục hậu quả, và việc này không tạo ra các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Để có thể cải thiện lượng giá trị gia tăng, các doanh nghiệp cần hạn chế những hành động như trên, thay vào đó tăng cường giải quyết các vấn đề xảy ra tại dây chuyền dẫn đến các sản phẩm lỗi mới là việc cần được chú trọng, và Lean chính là công cụ hỗ trợ tốt nhất để làm được điều này.

Lean có thể giúp nhà sản xuất tinh giản quy trình sản xuất, tăng tính gắn kết giữa các công đoạn, giảm thời gian kéo gây lãng phí và ngăn chăn những sai lỗi tại nguồn. Những hoạt động này không chỉ hạn chế tối đa chi phí và các hoạt động thực tế không tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, mà còn cải thiện mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với các nhà sản xuất, từ đó nâng cao giá trị của sản phẩm, và tiết kiệm được nhiều chi phí không cần thiết.

Trên thực tế, từ việc phân tích bản chất vấn đề đến tìm ra phương án đối ứng có thể mất rất nhiều thời gian của nhà sản xuất, tuy nhiên những khó khăn trong quá trình sản xuất cũng dần lộ ra trong quá trình này. Một trong số đó có thể là những vấn đề gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, trong khi một số khác lại chỉ là những sai lệch về thông tin khiến cản trở việc thực hiện quy trình một cách thuận lợi. Mặt khác, sự phụ thuộc vào kinh nghiệm và tay nghề cá nhân cũng là yếu tố khách quan gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Theo đó, việc chuẩn hóa quy trình, thao tác cũng như đào tạo lại các bước sản xuất một cách giản lược nhất, đơn giản nhất là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu khi thực hiện Lean.

Như vậy, dù trực tiếp hay gián tiếp, Sản xuất tinh gọn (Lean) cũng đang tác động không nhỏ đến chất lượng sản phẩm (hay giá trị sản phẩm của các nhà sản xuất) theo hướng tích cực, và song hành cùng với việc áp dụng Lean, bạn sẽ có thể giảm bớt nỗi lo từ các cuộc gọi phản hồi từ khách hàng về các sản phẩm không đạt chuẩn, cũng như giảm bớt thời gian kiểm soát chất lượng để dành cho những công việc khác.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới