Trên thế giới hiện nay, rất nhiều công ty đã có được thành công nhờ kinh doanh công nghệ. Có thể nói rằng chiến lược kinh doanh và những tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn luôn song hành cùng nhau trong thời đại mới, vậy nên lượng tiền đầu tư vào công nghệ cao để tăng tính cạnh tranh trên thị trường đang được rất nhiều người hướng đến như là một giải pháp hữu hiệu.
Chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng về công nghiệp, nơi mà những công ty lớn như Yelps, Netflix và Lyft đã và đang tiến hành lật đổ kỷ nguyên thống trị của những gã khổng lồ cũ như Zagat, Blockbuster. Qua đó, thông điệp được truyền đi là khá rõ ràng: “Thích nghi với những công nghệ hiện đại của thời đại mới hoặc trở nên lỗi thời”.
Đối với nhiều nhà lãnh đạo, sự thúc đẩy nhằm đón đầu sự đổi mới gây ra nhiều bối rối cho họ bởi những công nghệ mới liên tục được ra mắt và thay đổi một cách chóng mặt. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,3% trong năm ngoái, tuy nhiên số lượng những công ty phải phá sản cũng không hề nhỏ, nguyên nhân ở đây là do họ đầu tư quá nhiều tiền vào những công nghệ không phù hợp.
May mắn thay, những nghiên cứu sớm về lĩnh vực này mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội để đánh giá tính hiệu quả của những công nghệ mới này. Sau đây là những công nghệ nổi bật nhất trong số đó, chúng đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khách nhau và đã đạt được một số thành quả nhất định. Từ các ví dụ này, chúng ta có thể học được cách tận dụng những công nghệ mới này để mang tới dịch vụ tốt hơn cho khách hàng của mình.
Trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence-AI)
Trí thông minh nhân tạo đã châm ngòi cho một vụ nổ truyền thông mà trong đó bao gồm cả những sự phấn khích cũng như sợ hãi về công nghệ mới này. Đây tuy không phải là một khái niệm mới- ý tưởng này đã được đưa ra từ năm 1956- nhưng gần đây, các nhà phải triển mới có thể tạo ra được lượng dữ liệu đủ để giúp cho những chương trình AI này có thể giải quyết các vấn đề cơ bản cũng như tối ưu hóa một cách hiệu quả hơn.
Trong một nghiên cứu gần đây của Gartner, tất cả những công ty được khảo sát đều có ý định sử dụng AI để giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của họ, trong đó có 41% các doanh nghiệp đã bắt đầu thử nghiệm công nghệ này. Học máy (Machine learning) cũng trở thành thành phần không thể thiếu trong các hệ thống tích hợp, mang đến cái nhìn sâu hơn về số liệu kinh doanh và cải thiện việc đưa ra quyết định dựa trên các dữ liệu thu thập được.
Nhắc đến chuỗi cung ứng, trong khi những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm thường hay dự trữ quá nhiều hoặc quá ít, công nghệ học máy với thuật toán của mình có thể đưa ra những dự đoán chính xác nhất giúp tiết kiệm chi phí kho bãi cho những nhà sản xuất. Công ty Nestle đã sử dụng công cụ dự đoán cho chuỗi cung ứng trên khắp hệ thống của họ với 447 nhà máy tại 197 quốc gia trên toàn thế giới. Kế hoạch này đã giúp họ tăng độ chính xác về doanh số lên đến 9% tại thị trường Brazil.
Salesforce – Một công ty công nghệ đám mây của Mỹ- mới đây đã cho ra mắt giải pháp CRM, giải pháp này sử dụng công nghệ Học máy để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin khách hàng của họ và giúp công ty có thêm nhiều cơ hội mới trong kinh doanh.
(Còn tiếp)
Văn phòng NSCL biên dịch