Hiện nay, Internet vạn vật (IoT) đang trải qua giai đoạn phát triển bộc phát và điều này xảy ra nhờ vào một số nhân tố, trong đó gồm ứng dụng của IPv6, 4G, chi phí, tính sẵn có của công nghệ. Gary Atkinson, Giám đốc tiếp thị sản phẩm nhúng của ARM cho rằng, đã có nhiều thiết bị chứng tỏ rằng có thể thu thập dữ liệu và truyền tải dữ liệu trên mạng nhưng chỉ có giá khoảng 40USD/sản phẩm. Hiện nay, chúng ta có thể nhìn thấy các bộ vi điều khiển 32-bit nền tảng ARM có giá dưới chỉ trên dưới 1USD (chỉ ở 23.000 đồng – thời giá tháng 4/2017). Với bộ vi điều khiển này, bạn có thể làm nhiều điều trên đó. Thu thập và truyền dữ liệu rẻ hơn nhiều: chỉ 50 xu cho một bộ vi điều khiển 32-bit của ARM.
Theo Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghiệp LNS, việc áp dụng internet vạn vật trong công nghiệp (IIoT) kết hợp với quy trình quản lý chất lượng đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng và không ngừng đầu tư nghiên cứu. Điển hình như các sáng kiến quản lý chất lượng thông qua hệ thống sản xuất thông minh hay Bản sao số (Digital Twin).
Trước đây, theo xu hướng truyền thống, sự lựa chọn của các doanh nghiệp trong vấn đề ứng dụng công nghệ để kiểm định chất lượng thường là những phần mềm quản lý vẫn cần đến nhiều thao tác thủ công như EQMS. Tuy nhiên, nhờ có sự ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc này đã trở nên dễ dàng hơn nhờ ứng dụng IIoT. IIoT có thể giúp doanh nghiệp giảm thời khối lượng công việc và thời gian thu thập dữ liệu trực tiếp nhờ có các bộ cảm biến gắn vào thiết bị, đồ vật hay thậm chí cả con người. Những thiết bị này sau khi được nhúng với các bộ phận liên kết điện tử khác như phần mềm, cơ cấu chấp hành… có khả năng liên tục thu thập, truyền tải thông tin và thậm chí có thể tự phản ứng trước dữ liệu nếu cần.
Mặt khác, dữ liệu được cung cấp từ IIoT không xung đột với các phần mềm kiểm soát chất lượng như EQMS mà còn có thể hỗ trợ lẫn nhau. Giả sử rằng một nhà sản xuất có cơ sở dữ liệu chất lượng trong một EQMS. Dữ liệu chất lượng này sau đó có thể được kết hợp với dữ liệu cảm biến khác như: Kết quả kiểm tra, dữ liệu từ hệ thống thực hiện sản xuất (MES) / quản lý hoạt động sản xuất (MOM) và dữ liệu bảo hành. Sự liên kết các cơ sở dữ liệu với nhau giúp người quản lý có thể dễ dàng kiểm soát chất lượng hơn, đồng thời hạn chế các khiếm khuyết trong sản phẩm, do dữ liệu được cập nhật liên tục trong thời gian thực.
Các nhà sản xuất ngày nay phải đối mặt với nhiều áp lực như tăng tính đa nhiệm của sản phẩm, sự biến động của thị trường toàn cầu, ràng buộc pháp lý từ các cơ quan quản lý, nhu cầu chuyển đổi nhân lực và tính phức tạp củachuỗi giá trị. Để đáp ứng những điều kiện này, đồng thời tạo ra những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh nghiên cứu và đầu tư vào vấn đề nâng cao chất lượng và IIoT là một cơ hội lớn giúp doanh nghiệp có thể thực hiện điều đó.