Ứng dụng của nhà máy thông minh trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc cao cấp (Phần 2)

Việc ứng dụng Mô hình hóa quy trình và Dữ liệu lớn (Big Data) là những yếu tố then chốt quyết định sự thành công tại nhà máy thông minh của Hugo Boss.

Để một tổ chức vận hành trơn tru và thuận lợi thì mỗi nhân viên trong tổ chức từ bỏ quan niệm công việc của họ chỉ nằm trong khu vực mà họ phụ trách. Dĩ nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc khối lượng công việc của họ tăng lên mà thực ra họ chỉ cần tập trung làm trọn vẹn các nhiệm vụ được giao là đủ.

Lấy ví dụ tại Hugo boss, trước đây mỗi khi bắt đầu một ca làm việc thì việc khởi động lại máy và chuẩn bị sẽ tốn khoảng 40 phút. Để khắc phục vấn đề này, các nhà quản lý đã kêu gọi công nhân bỏ ra 5 phút sau mỗi ca làm để dọn dẹp, sắp xếp và hiệu chỉnh thiết bị. Nhờ đó mà người vận hành ca sau gần như có thể bắt đầu công việc ngay lập tức.

Thông thường thì số lượng của các sai lỗi sẽ tỉ lệ thuận với quy mô của hoạt động sản xuất. Tuy nhiên cùng với sự hỗ trợ của khoa học kĩ thuật thì việc hạn chế các sai lỗi là hoàn toàn khả thi. Hơn 1600 máy tính bảng đã được tích hợp với cảm biến để theo dõi sai lỗi trong quy trình; từ đó gắn cờ đỏ và để lại lưu ý để các nhân viên vận hành không lặp lại lỗi này.

Hơn 1000 hoạt động sản xuất đã được thực hiện cùng lúc trong nhà máy của Hugo Boss thông qua hệ thống máy tính điều hành. Mặc dù không cần thao tác trực tiếp nhưng người vẫn phải không ngừng trau dồi các kĩ năng quản lý để theo dõi xem máy móc có đang hoạt động hiệu quả hay không.

Ngoài ra, việc cập nhật liên tục các thông số có được từ cảm biến trong thời gian thực có thể cung cấp các dự báo về nguy cơ hỏng hóc của thiết bị, nhờ đó mà người vận hành có thể biết trước để thực hiện bảo trì phòng ngừa. Điều này cũng giúp Hugo Boss tiết kiệm được một số tiền lớn cho việc giải quyết hậu quả của các sự cố không mong muốn trong quá trình sản xuất.

Hệ thống điều hành bằng trí tuệ nhân tạo thậm chí còn dự đoán được khi nào các nhân viên nghỉ việc ở công ty, cho phép Hugo Boss thuê và đào tạo nhân công mới trước khi nhân viên cũ nghỉ việc. Cùng một nguyên lý hoạt động nhưng công nghệ “Song sinh kỹ thuật số” thì không nhắm đến mục tiêu là người lao động. Công nghệ này được Hugo Boss sử dụng để mô hình hóa các dây chuyền sản xuất thử nghiệm, nhờ đò mà việc cho ra đời các sản phẩm mới không còn tốn kém như trước đây.

Nhìn chung, các ứng dụng công nghệ hiện đại đã làm thay đổi hoàn bộ máy sản xuất của Hugo Boss theo hướng tích cực, cải thiện năng lực cạnh tranh của công ty đồng thời chiếm được ngày càng nhiều lòng tin từ khách hàng.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới