Việc tích hợp thành công trí tuệ nhân tạo và giao diên điều khiển trực quan tại Hugo Boss đã mở ra tiềm năng lớn để phát triển cho các nhà sản xuất hàng may mặc cao cấp.
Các mặt hàng may mặc cao cấp có một đặc điểm chung: Rất nhiều công đoạn phải được thực hiện thủ công để đảm bảo chất lượng đầu ra, bới vậy việc sản xuất một số lượng lớn tiêu hao rất nhiều tài nguyên và công sức. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của công nghệ, giờ đây nhiều thao tác thủ công đã có thể được thực hiện chính xác bởi cánh tay robot. Bên cạnh đó, tính linh hoạt trong quá trình sản xuất vẫn có thể được đảm bảo nhờ ứng dụng Robot hợp tác (Co-bot). Những nhân viên vận hành giờ đây không cần phải trực tiếp tham gia quá trình gia công mà thay vào đó, điều khiển các cánh tay robot để tạo ra sản phẩm.
Ông Joachim Hensch, giám đốc điều hành Hugo Boss cho biết “Điều thú vị là công nghệ giúp chúng ta làm chủ được máy móc, thay vì ngược lại”. Ông giám sát nhà máy tại Izmir, một trong bốn đơn vị sản xuất riêng với gần 4000 cán bộ công nhân viên của Hugo Boss. Nhà máy này chính là một phần trong bước tiến của ngành thời trang, nơi sản xuất phải đáp ứng linh hoạt nhu cầu của người tiêu dùng. Ông thường nói về sự nghiệp hoạt động của mình khi bắt đầu là một thợ may và nhanh chóng học được rằng ngành thời trang hoạt động khác so với tưởng tượng cua ông. Những năm 1990 và 2000, người tiêu dùng thường theo dõi và đến trực tiếp các cửa hàng thời trang để mua hàng; tuy nhiên, với sự xuất hiện công nghệ như phương tiện truyền thông, các khách hàng thường liên hệ qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Twitter.
“Rẻ hơn” không phải yếu tố duy nhất
Nhìn chung, việc tìm nguồn cung cấp rẻ hơn giúp các doanh nghiệp tăng tỷ suất lợi nhuận, tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, “rẻ hơn” không đủ để các doanh nghiệp đứng vững. Sự thay đổi và phù hợp bây giờ là quan trọng nhất. Vì vậy, chu trình sản xuất hàng loạt cần phải nhanh và linh hoạt hơn để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Sự ra đời của công nghệ chính là giải pháp cho vấn đề tiến độ và chất lượng.
Về cơ bản, ngành may mặc vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động thủ công và sự can thiệp của con người, các quy trình hoạt động chưa được tự động hóa và nhiều thương hiệu sản xuất phần lớn là thuê nhân công giá rẻ bên ngoài thay vì ứng dụng những công nghệ tiên tiến với chi phí cao. Nhà máy thông minh của Hugo Boss là minh chứng điển hình cho một bước nhảy vọt trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc cao cấp. Thay vì một quy trình sản xuất với nhiều công đoạn tách rời, nhà máy thông minh cho thấy cả quy trình chỉ bao gồm con người và máy móc tương tác với nhau.
Theo thống kê tại trang web doanh nghiệp, nhà máy này đã sản xuất hàng loạt 900.000 bộ quần áo nam mỗi năm cũng như 2 triệu áo sơ mi và 500.000 bộ đồ của phụ nữ. Nhà máy cũng bắt đầu nhận những đơn đặt hàng đầu tiên tại các cửa hàng thí điểm ở Châu Á.
Tóm lại, giải pháp nhà máy thông minh của Hugo Boss đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ vào chu trình sản xuất ngành thời trang may mặc, họ sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và kiến thức cần thiết cho các doanh nghiệp khác noi theo. Có thể nói, với mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách tư vấn, quản lý và đào tạo riêng.
Văn phòng NSCL biên dịch