Công nghệ Nhận dạng qua tần số vô tuyến (Radio Frequency Identification – RFID) là một công nghệ dùng sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể. Hiện nay, công nghệ này đang được nhiều tổ chức lớn tích hợp vào hệ thống quản lý kho của họ hoặc được sử dụng để thay thế thẻ Kanban, giúp các nhà quản lý kiểm soát dòng chảy của sản phẩm một cách hiệu quả hơn.
Một thiết bị hay một hệ thống RFID được cấu tạo bởi hai thành phần chính là thiết bị đọc (reader) và thiết bị phát mã RFID có gắn chip hay còn gọi là tag. Thiết bị đọc được gắn antenna để thu- phát sóng điện từ, thiết bị phát mã RFID tag được gắn với vật cần nhận dạng, mỗi thiết bi RFID tag chứa một mã số nhất định và không trùng lặp nhau.
Khi thiết bị RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID Reader biết mã số của mình. Từ đó thiết bị RFID reader nhận biết được tag nào đang trong vùng hoạt động.
Thẻ chip (tag) RFID chứ rất nhiều mã nhận dạng khác nhau, thông thường là 32bit tương ứng với hơn 4 tỷ mã số khác nhau. Ngoài ra khi xuất xưởng mỗi thẻ chip RFID được gán một mã số khác nhau . Do vậy khi một vật được gắn chip RFID thì khả năng nhận dạng nhầm vật đó với 1 thẻ chip RFID khác là rất thấp, xác suất là 1 phần 4 tỷ. Với ưu điểm về mặt công nghệ như vậy nên sự bảo mật và độ an toàn của các thiết bị ứng công nghệ RFID là rất cao.
Bên cạnh độ tin cậy, sự ưu việt của công nghệ này còn thể hiện ở khả năng đọc được thông tin xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông, sơn, tuyết, băng đá… và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả. Điều này đã phát huy đáng kể tiềm năng của công nghệ RFID trong việc hỗ trợ quản lý dòng chảy sản phẩm, điển hình như:
Cùng với sự gia tăng nhu cầu về tự động hóa trong hoạt động quản lý và phân phối, công nghệ RFID đang dần khẳng định vai trò của mình trong lĩnh vực này và hướng tới tích hợp cùng nhiều hệ thống thông minh khác trong tương lai.
Văn phòng NSCL biên dịch