Trí tuệ nhân tạo: Hướng đi mới cho công nghệ mạ điện trong tương lai (Phần 1)

Trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại hy vọng để giải quyết các khuyết tật và sự kém hiệu quả trong quá trình mạ điện kim loại. Mặc dù trên thực tế, quá trình này được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành khác nhau nhưng nó vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Các nhà luyện kim thường vẫn lựa chọn quy trình mạ điện truyền thống bởi tiềm năng cải tiến quy trình này là không cao. Điều này đã được thay đổi kể từ khi hàng loạt công nghệ tiên tiến ra đời, trong đó có trí tuệ nhân tạo.

Không phải nhà sản xuất, gia công kim loại nào cũng có lý giải đầy đủ về những phản ứng vật lý, hóa học trong quy trình sản xuất của mình. Do đó, tiềm năng cải tiến liên quan đến lĩnh vực vật liệu và phản ứng thường bị bỏ qua. Mặc dù nhiều nhà quản lý cũng nhận ra điều này nhưng họ lựa chọn chấp nhận thay vì bỏ ra chi phí lớn để duy trì một đội ngũ phát triển và nghiên cứu với trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được giải quyết nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Khoa học vật liệu ngày nay có thể được chia sẻ như một kiến ​​thức cơ bản trên nền tảng internet toàn cầu, cũng như giao dịch, quản lý chuỗi cung ứng và tài chính doanh nghiệp. Cần lưu ý rằng dịch vụ tuyển dụng sẽ không mất tầm quan trọng, sẽ là một trong những yếu tố quan trọng của kinh doanh thành công trong tương lai. Nhân sự được đào tạo tốt sẽ trở thành cơ sở hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Trở lại với trí tuệ nhân tạo. Khi được áp dụng trong ngành sản xuất, gia công kim loại, các nhà quản lý chỉ cần cung cấp những dữ liệu đầu vào của ngành khoa học vật liệu, sau đó AI sẽ tự xây dựng một bộ tiêu chuẩn riêng và mô phỏng quy trình sản xuất của bạn cùng các phản ứng có thể xảy ra trong thực tế. Việc này tiết kiệm đáng kể lượng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra từ hoạt động nghiên cứu cho đến sản xuất thử nghiệm.

Do sự phức tạp của các quy trình công nghệ luyện kim màu nên vẫn chưa có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực này. Thông thường các nhà luyện kim đưa ra quyết định hoạt động dựa trên hai điều: quy định hiện hành và kinh nghiệm cá nhân. Cũng vì lý do này mà AI vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi trong ngành luyện kim, bởi nhiều nhà sản xuất không hoàn toàn tin tưởng vào các quyết định chỉ mang tính chất logic.

Các chuyên gia trong lĩnh vực AI phải tính đến các chi tiết cụ thể của các doanh nghiệp khác nhau ngay cả khi làm việc với cùng một kim loại. Rõ ràng là việc mở rộng các giải pháp AI cho các nhà máy cùng loại dễ dàng hơn so với thiết lập một giải pháp cho từng doanh nghiệp, nhưng trong luyện kim màu, không có nhà máy nào hoàn toàn giống nhau, ngay cả khi họ sản xuất cùng một sản phẩm. Điều này làm cho việc thực hiện các giải pháp dựa trên AI trở nên phức tạp hơn và theo đó tốn kém hơn cho ngành luyện kim màu.

(Còn tiếp)

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới