Áp dụng công nghệ mới vào ngành dầu khí ở tất cả các cấp tổ chức
Bây giờ hơn bao giờ hết, chúng ta đều biết rằng các công ty muốn tồn tại họ phải áp dụng công nghệ mới. Nhưng điều này sẽ diễn ra thế nào trong thực tế? Trong khi các loại công cụ cần thiết và chiến lược thực hiện của chúng sẽ thay đổi theo từng ngành, nhưng nó đôi khi không luôn dễ ràng như cách chúng ta nghĩ. Vậy các nhà phát minh họ đang làm gì?
Ngành công nghiệp dầu khí là một lĩnh vực đã và đang thay đổi mạnh mẽ với sự ra đời của các công nghệ mới. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và robot nói riêng có thể cải thiện hoạt động từ văn phòng đến ngoài khơi. D/SRUPTION đã nói chuyện với Tim Airey (giám đốc công nghệ trong tổ chức đổi mới kỹ thuật số tại BP) để tìm hiểu về cách các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề công nghệ cụ thể này.
Tổ chức đổi mới kỹ thuật số
Cách mà BP theo đuổi sự phát triển công nghệ là thông qua Tổ chức Đổi mới Kỹ thuật số (DIO). Như Airey tuyên bố, tổ chức này tập trung vào các lĩnh vực chính là công nghệ kỹ thuật số, như điện toán lượng tử, chuỗi mã hóa, robot và trí tuệ nhân tạo, và cách chúng có thể tác động rộng lớn hơn đến doanh nghiệp.
Vai trò của DIO’s là nhìn vào các công nghệ ở tương lai và hiểu công nghệ đó có thể gây ảnh hưởng thế nào cho tổ chức của chúng ta, làm thế nào chúng ta có thể mang lại cơ hội cho sự chuyển đổi này.
Khi chúng ta nói về các công nghệ mới, chúng ta nghĩ là các công nghệ này còn không thực tiễn, nó không thực sự sẵn sàng cho việc đưa vào sử dụng thương mại. Nhưng có lẽ sau sáu đến bảy năm suy nghĩ lại về những gì chúng ta đã làm, những gì chúng ta đã thay đổi, kết quả của nó có thể kết nối công nghệ đó đến với nhiều người.
Suy nghĩ của chúng ta về trí tuệ nhân tạo (AI)
Khi thảo luận về việc sử dụng AI của BP, Airey trước tiên muốn làm dõ sự hiểu biết của công ty về thuật ngữ này. Anh ấy nói “chúng tôi coi AI như là một kim tự tháp với nhiều thành phần khác nhau. Tại giữa tòa kim tự tháp đó là hệ thống máy móc tự học (hay machine learning ML) nó được xem như một tập hợp con của trí tuệ nhân tạo, nơi đây các thuật toán được xây dựng trên một mô hình toán học được gọi là dữ liệu mẫu để đưa ra các dự đoán hoặc quyết định mà không cần được lập trình rõ ràng để thực hiện nhiệm vụ, sau đó dữ liệu sẽ dịch chuyển vào các công cụ hỗ trợ mà cuối cùng chúng ta có thể tạo ra AI, vì vậy những thứ như tầm nhìn trong tương lai của máy tính vốn phục thuộc rất nhiều vào AI. Và khi chúng ta đạt tới đỉnh của kim tự tháp là điện toán nhận thức, đây là khái niệm bắt chước lý luận và đưa ra quyết định của con người tạo nên AI.”
Vậy ngoài những ưu điểm như khả năng tự học và tiến tới suy nghĩ giống một con người thì chúng còn có hạn chế gì không…?