Sau vụ hỏa hoạn tại Công ty thời trang Tazreen và Tòa nhà Rana Plaza sụp đổ do động đất, sự tuân thủ chương trình nghị sự cho các doanh nghiệp (DN) thời trang ở Bangladesh đã được đẩy lên đến đỉnh điểm. Tuy nhiên, điều đó không thực sự có ý nghĩa thực tế cho các DN thời trang. Hiện nay, xu hướng thời trang nhanh (fast fashion hay còn gọi là “thời trang mỳ ăn liền”) gây áp lực lớn khiến nhiều nhà máy vi phạm các quy định cần tuân thủ.
Theo Seferian, giám đốc điều hành Tổ chức công nhận trách nhiệm xã hội trong sản xuất toàn cầu (WRAP), sự thay đổi thực sự phải xuất phát từ nhiều động lực thúc đẩy chứ không phải do sự đồn thổi của các phương tiện truyền thông. Để mang lại những điều kiện an toàn hơn cho Bangladesh, ngành thời trang may mặc sẵn (RMG) cần phải trả giá thích đáng. Và điều đó có ý nghĩa thay đổi đối với các mô hình thời trang nhanh hiện đang điều khiển sự tăng trưởng của đất nước.
“Thời trang nhanh đã đi quá xa so với giới hạn cho phép. Các DN không hiểu được rằng khi họ thay đổi một mẫu sản phẩm ở phút cuối cùng, hoặc yêu cầu rút ngắn các giai đoạn hoàn thiện sản phẩm, về cơ bản những điều này đều đòi hỏi lực lượng lao động – những công nhân viên của nhà máy phải làm thêm giờ trái phép, và DN đang ăn lãi bằng số tiền mà đúng ra được dùng để tạo nên điều kiện lao động an toàn và đúng với quy định trách nhiệm xã hội.”, Seferian nói.
Tại Công ty bán lẻ quần áo đa quốc gia H&M, cuộc xung đột này là xung đột trực diện và đi vào trọng tâm vấn đề. Hãng này đã tuyên bố sẽ tăng nguồn cung ứng cho Bangladesh lên tới gần 50%. Đồng thời, Công ty cũng cam kết đảm bảo cung cấp các điều kiện làm việc an toàn theo tiêu chuẩn trong nước.
Chiến lược của H&M là giao quyền cho một bộ phận chuyên chịu trách nhiệm quản lý và đảm bảo điều kiện lao động an toàn, như một phần không thể thiếu của mọi bản hợp đồng. Bộ phận này cũng đóng vai trò tích cực trong việc kiểm tra và xác nhận việc thực hiện đúng tiêu chuẩn của các nhà máy. Tuy nhiên, nguyên nhân căn bản gây ra các điều kiện lao động không an toàn vẫn không thể thay đổi.
Vấn đề phức tạp bởi chính phủ thiếu năng năng lực quản lý. Ở Bangladesh, các nhà máy không chỉ cần giảm thiểu rủi ro. Họ cũng cần phải được chuẩn bị để xử lý thảm họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào, điều này còn tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí quản lý an toàn. Bởi vì chính phủ có thể không có các cơ sở hạ tầng tốt để hỗ trợ và các DN cũng rất khó để tiếp cận và dựa vào nguồn viện trợ từ nước ngoài.
Bangladesh là nước xuất khẩu nhiều thứ 2 vào Hoa Kỳ vì giá lao động rẻ của họ thuận lợi cho sản xuất chi phí thấp và chính phủ thường phớt lờ các điều kiện an toàn. Điều này có lợi cho các công ty nước ngoài, nhưng sẽ là thảm họa khi khủng hoảng xảy ra. Tình trạng này cũng khuyến khích các hành vi cẩu thả.
Vấn đề trên không chỉ giới hạn ở Bangladesh. Tại Pakistan, Việt Nam và các quốc gia có nguồn cung ứng chi phí thấp khác cũng gặp phải những vấn đề tương tự. Bangladesh trở thành tiêu điểm trong các tin tức vì phạm vi các thảm họa của quốc gia này là khá lớn và cũng bởi sự góp mặt của các thương hiệu hàng đầu của phương Tây. Kinh doanh ở những nước như Bangladesh là giao dịch chỉ tập trung tạo ra lợi nhuận ngắn hạn chứ không đảm bảo hoạt động lâu dài. Seferian nói: “Cần chú trọng phát triển bền vững. Nếu không, khi nhà máy của bạn bị cháy, bạn sẽ phá sản!”.
Hiện nay, Bangladesh đã và đang dần chú trọng hơn tới tầm quan trọng của sự an toàn và sức khỏe người lao động, trong đó có cả lao động trẻ em. Lối suy nghĩ này đang được khuyến khích bởi các cấu trúc đặt hàng. Tuy nhiên, sự tuân thủ có thể dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng doanh thu trong ngành công nghiệp may mặc ở Bangladesh chiếm khoảng 30%. Nếu con số này có thể giảm xuống còn 8-12%, năng suất sẽ tăng lên đáng kể. Cải thiện điều kiện làm việc để xây dựng môi trường an toàn hơn cho người lao động có thể giảm doanh thu nhưng lại cho phép chủ DN thu lợi nhuận từ việc tăng năng suất.
Vượt qua xu thế “thời trang mỳ ăn liền” trong khu vực Đông Nam Á đòi hỏi cân nhắc những giá trị đích thực. Hiệp định về an toàn môi trường mới đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn, đáp ứng sự phát triển không ngừng của ngành thời trang thế giới. Bangladesh cần có những chính sách khuyến khích cho các DN tạo ra lợi nhuận từ việc tăng năng suất và cải thiện môi trường lao động, song song với đó là những chính sách kiểm soát, xử phạt các DN không tuân thủ quy định nhằm đảm bảo sự tăng trường bền vững ngành thời trang ở Bangladesh.
Văn phòng NSCL biên dịch
Nguồn: sourcingjournalonline.com