Có một số chiến lược bảo trì chủ động mà một nhà máy có thể muốn áp dụng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, một trong số đó là bảo trì hiệu suất tổng thể (TPM). TPM có tám trụ cột chính, và bài viết này sẽ tập trung vào hai trụ cột: quản lý chất lượng và cải tiến trọng điểm.
Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống là ngành đặc biệt nhạy cảm với bất kỳ sai sót nào trong quá trình sản xuất. Vì các sản phẩm của nhà máy sản xuất thực phẩm dùng để ăn, uống, do đó chúng phải được sản xuất trong điều kiện rất nghiêm ngặt, được giám sát chặt chẽ bởi nhiều cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, hầu hết các thiết bị đều tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm qua trong quá trình sản xuất hoặc đóng gói, do đó máy móc phải hoạt động hiệu quả và an toàn, không làm vấy bẩn sản phẩm.
TPM không chỉ là một công cụ bảo trì, mà là một triết lý sản xuất tinh gọn, nhằm đạt được sản xuất gần như hoàn hảo thông qua không có sự cố, không có dừng máy nhỏ hoặc máy chạy chậm, không có sai lỗi và không có tai nạn. Nó đòi hỏi bảo trì chủ động để kéo dài tuổi thọ và độ tin cậy của thiết bị và nó đạt được điều này thông qua trao quyền cho người vận hành chịu trách nhiệm về thiết bị họ làm việc.
Dưới đây là một vài lí do mà TPM có thể giúp đạt được chất lượng sản phẩm như mong muốn.
Mặc dù các mục tiêu của TPM có vẻ gần như không thể đạt được (không sự cố, không sai lỗi), nhưng các công ty đã thực hiện TPM có thể thấy sự cải thiện nhanh chóng về tính khả dụng và độ tin cậy của thiết bị.
Ví dụ, TetraPak báo cáo rằng việc thực hiện TPM tại một nhà máy sản xuất bơ sữa ở châu Á đã làm giảm các khiếm khuyết sản phẩm liên quan đến thiết bị và cũng làm giảm 74% phàn nàn từ thị trường.
Sao có thể như thế được? Cốt lõi của triết lý TPM cho rằng người vận hành phải chịu trách nhiệm bảo trì cơ bản các máy họ vận hành và chỉ gọi cho đội bảo trì khi có vấn đề vượt quá khả năng. Rõ ràng, khi những người sử dụng máy hàng ngày được trao quyền để xem xét thiết bị, các vấn đề tiềm năng lớn có nhiều khả năng được phát hiện sớm hơn và tuổi thọ chung của thiết bị tăng lên.
Việc tạo ra một sản phẩm chất lượng cao chủ yếu là chức năng của các hệ thống, quy trình và tiêu chuẩn chất lượng cao. Các trụ cột quản lý chất lượng và cải tiến trọng điểm thể giúp đạt được điều đó bằng cách buộc các công ty tập trung vào việc duy trì liên tục máy móc để giữ cho các máy móc luôn sạch sẽ, an toàn, vệ sinh và hiệu quả.
Ít phàn nàn từ khách hàng hơn
Khái niệm đằng sau quản lý chất lượng không hề phức tạp: Duy trì thiết bị hoàn hảo để đạt được chất lượng sản phẩm hoàn hảo.
Thông qua cải tiến liên tục về chất lượng của quá trình sản xuất, nhà sản xuất có thể cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm cuối cùng và sự hài lòng của khách hàng.
Ví dụ, một nhà sản xuất bim bim khoai tây ở Ấn Độ đã phải đối mặt với sai lỗi sản phẩm lớn và tỷ lệ khiếu nại của khách hàng cao. Khi lựa chọn thực hiện TPM, trong một thời gian khá ngắn, nhà sản xuất đã có thể xác định nơi xảy ra sai lỗi trong dây chuyền sản xuất. Để giải quyết vấn đề, công ty giao nhiệm vụ về chất lượng cho mỗi vị trí trong quá trình sản xuất. Một số “điểm kiểm soát” để giám sát các yếu tố như mức dầu quá mức, độ ẩm cao/thấp, rò rỉ, vv. Kết quả là, công ty hiện đã đạt được trọng tâm cốt lõi của chương trình là “làm khách hàng hài lòng”. Tinh thần của nhân viên cũng tốt hơn vì nhờ TPM mà đã giảm rõ rệt sai lỗi sản phẩm. Tóm lại, công ty này đã không còn khiếu nại của khách hàng và khiếu nại pháp lý. Ngoài ra, họ đã giảm 83% sai lỗi trong quá trình và giảm chi phí chất lượng 46%.
Hiệu suất tổng thể tốt hơn
Một ưu điểm chính của TPM là cho phép nhóm bảo trì tập trung vào các nhiệm vụ bảo trì phức tạp hơn (và quan trọng hơn) mà không phải xử lý cả những vấn đề đơn giản liên quan đến máy. Sự thay đổi trong quy trình làm việc này cải thiện năng suất và hiệu suất tổng thể của một nhà máy thực phẩm và đồ uống.
TPM đòi hỏi một cách tiếp cận toàn hệ thống: Từ trên xuống dưới, tất cả mọi người đều tham gia. Nó khuyến khích học tập và cải thiện qua toàn bộ chuỗi giá trị của nhà máy. Các trụ cột cải tiến trọng điểm và quản lý chất lượng giúp xác định và nhanh chóng loại bỏ sự không phù hợp một cách có phương pháp và có cấu trúc. Bằng cách thực hiện TPM, các công ty sẽ giảm rủi ro về an toàn và loại bỏ một số vấn đề như khu vực máy bẩn hoặc lộn xộn, các công cụ bị thiếu hoặc đặt nhầm có thể tạo ra nguy hiểm, v.v.
Suy nghĩ cuối cùng về TPM
Giống như hầu hết các công cụ tinh gọn khác, TPM không phải là giải pháp nhanh chóng cho tất cả các vấn đề của một công ty. Nó đòi hỏi một kế hoạch có hệ thống và kỹ lưỡng, nhân viên sẵn sàng thay đổi, và một tổ chức với một nền văn hóa tinh gọn. TPM thường mất vài năm để thực hiện đầy đủ và bắt đầu thấy kết quả. Nhưng những tổ chức kiên trì làm theo và thực hiện thành công TPM có thể thấy rõ lợi ích trong hoạt động kinh doanh, quy trình và tất nhiên, lợi nhuận của họ.