Chi tiết: OHSAS 18001

OHSAS 18001 là tiêu chuẩn quốc tế về an toàn sức khỏe nghề nghiệp được xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát những rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. OHSAS 18001 có thể áp dụng cho tất cả loại hình hay qui mô tổ chức. OHSAS 18001 được thiết kế tương thích với các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001 nhằm tạo điều kiện xây dựng một hệ thống tích hợp với mục đích chất lượng cho sản phẩm – an toàn cho con người – an toàn cho môi trường – tiết kiệm chi phí.

Lý do áp dụng OHSAS 18001

Tổ chức lao động thế giới (ILO) cũng như các quốc gia rất quan tâm đến việc bảo vệ người lao động trước những vấn đề về ốm đau, bệnh tật, thương vong có liên quan đến công việc. Đòi hỏi của luật phát quốc gia (Bộ luật lao động, luật công đoàn và các văn bản pháp quy khác). Vấn đề về đạo đức. Đòi hỏi của chuỗi cung ứng3.

Mục đích của BS OHSAS 18001:2007
Cung cấp những định nghĩa súc tích mang tính phổ biến được sử dụng trong công tác quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S).
Đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý OH&S nhằm giúp một tổ chức kiểm soát các rủi ro về OH&S và cải tiến hoạt động OH&S của mình.
Ghi chú: Bộ tiêu chuẩn này không nêu các chuẩn mực đặc thù của hoạt động OH&S, cũng như không đưa ra các quy định chi tiết cho việc thiết kế một hệ thống quản lý.

Tổ chức nào cần áp dụng OHSAS 18001?

* Các tổ chức mong muốn:

  • Thiết lập một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu các rủi ro với nhân viên hoặc các bên quan tâm, những người có thể tiếp xúc với các rủi ro về an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong quá trình thực hiện các công việc của mình.
  • Tự khẳng định sự tuân thủ với các chính sách về an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
  • Khẳng định sự tuân thủ này với các bên quan tâm.
  • Được chứng nhận bởi một bên thứ ba cho hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của mình.

Tại sao phải áp dụng OHSAS 18001?

* Các áp lực thị trường:

  • Yêu cầu bởi các khách hàng của tổ chức.
  • Yêu cầu bởi cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp.
  • Yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh.
  • Chuẩn bị cho xu thế hội nhập quốc tế.

* Áp lực từ chủ sở hữu và cổ đông:

  • Muốn các khoản đầu tư của mình “trong sạch” và “lành mạnh” về mặt an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
  • Cải thiện hành ảnh của Doanh nghiệp đối với khách hàng và các bên quan tâm.

* Áp lực từ nhân viên:

  • Có được môi trường làm việc an toàn.
  • Đảm bảo tương lai sức khoẻ và gia đình.

Các lợi ích từ OHSAS 18001

* Về mặt thị trường:

  1. Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ OHSAS 18001 như là một điều kiện bắt buộc. Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng.
  2. Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
  3. Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong nhất trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp.
  4. Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.

* Về mặt kinh tế:

  1. Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội.
  2. Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
  3. Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
  4. Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
  5. Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.

* Quản lý rủi ro:

  • Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại.
  • Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm.
  • Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).

* Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:

  • Được sự đảm bảo của bên thứ ba.
  • Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
  • Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.

Các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007

Về cấu trúc các điều khoản của OHSAS 18001: 2007 tương tự như ISO14001:2004 và bao gồm các nội dung sau:

Chính sách sức khoẻ và an toàn nghề nghiệpNhận dạng mối nguy hiểm, đánh giá rủi ro

Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác

Mục tiêu sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp

Chương trình quản lý sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp

Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm quyền hạn

Đào tạo

Thông tin liên lạc

Kiểm soát tài liệuKiểm soát hồ sơ

Kiểm soát vận hành

Sẵn sàng ứng phó tình huống khẩn cấp

Đo lường và giám sát

Hành động khắc phục và phòng ngừa

Đánh giá nội bộ

Xem xét của lãnh đạo