MFCA là viết tắt của Material Flow Cost Accounting, là một phương pháp quản lý môi trường (environmental management method) nguyên bản được phát triển tại Đức nhưng đã được ứng dụng rộng rãi tại Nhật Bản trở thành một công cụ quản lý cực kỳ hiệu quả trong việc giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu và năng lượng trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận, đồng thời đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. Từ các công ty lớn với quy mô hàng ngàn nhân viên đến các công ty nhỏ và vừa chỉ vài chục nhân viên tạ đã áp dụng MFCA bởi phương pháp triển khai đơn giản và đặc biệt không yêu cầu đầu tư lớn.
MFCA đã được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành thành tiêu chuẩn ISO 14051:2011. ISO 14.051 là một phần của các tiêu chuẩn ISO 14000 liên quan đến quản lý môi trường.
Mục đích của MFCA – ISO 14051:2011 là cung cấp các nguyên tắc và hướng dẫn chung về thực hiện kế toán chi phí nguyên vật liệu theo dòng chảy. Tiêu chuẩn nhằm cung cấp một khuôn khổ công nhận cho các công ty sử dụng thực hiện kế toán chi phí nguyên vật liệu theo dòng chảy. Nó không dùng để chứng nhận bên thứ ba.
Trong MFCA, năng lượng được xem như một phần của chi phí dòng chảy nguyên vật liệu. Nhiều tổ chức không nhận thức được đầy đủ chi phí thực tế tổn thất, nguyên do là cách ghi không đầy đủ theo kế toán chi phí truyền thống. Chỉ tiêu này nhằm mục đích cung cấp một công cụ để sử dụng; một quan điểm kế toán tích hợp nhằm giúp giảm thiểu tác động môi trường và chi phí tài chính.
Trong MFCA, người ta ước tính ba loại chi phí trung tâm là: Chi phí nguyên vật liệu; Chi phí hệ thống và Chi phí quản lý chất thải. Chi phí năng lượng có thể được thêm vào chi phí nguyên vật liệu hoặc được định lượng một cách riêng biệt.
Chi phí nguyên liệu, năng lượng và hệ thống được gán cho chi phí trọng tâm đầu ra có phân biệt, rõ ràng, trong đó: tỷ lệ phần trăm chi phí thuộc về thành phẩm và tỷ lệ phần trăm chi phí thuộc về xử lý chất thải. Các chuẩn mực nêu bật tầm quan trọng của 01 tiêu chí phân phối thích hợp.
Một số tiêu chí cũng được đề cập là số giờ làm việc của máy, giờ sản xuất, số lượng nhân viên, số giờ làm việc của nhân viên , số lượng công việc hoàn thành, v.v… trong các dự toán là cần thiết để xem xét sản phẩm đó như là đầu ra cho một chi phí trung tâm, nhưng là đầu vào cho một nguyên vật liệu cũng như trong tái chế nội bộ.
MFCA đo lường dòng chảy nguyên vật liệu tại từng công đoạn sản xuất (có thể là khâu sản xuất, một máy chạy hay một dây chuyền … ), với 2 giá trị khối lượng vật lý (m2, lít, kg … ) và thành tiền. MFCA có thể áp dụng cho 1 sản phẩm hay cả 1 dây chuyền. MFCA giúp xác định giá trị của những lãng phí thường bị bỏ qua trong cách tính truyền thống hay trong quản lý sản xuất, được phân làm 4 loại chính Nguyên vật liệu, Năng lượng, Chi phí hệ thống (nhân công, khấu hao máy móc) và Chi phí xử lý phát thải. MFCA được ví như một máy chụp CT, cung cấp hình ảnh rõ nét về từng công đoạn sản xuất, chỉ ra những lãng phí cho phi sản phẩm và giúp xác định điểm ưu tiên cải tiến.
chiếm đáng kể trong cấu thành giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp còn rất nhiều khả năng cải tiến thông qua giảm việc tiêu hao nguyên vật liệu, giảm phát thải ra môi trường, góp phần phát triển bền vững.
1. Mục tiêu của MFCA
• Làm rõ tư duy và phương pháp tính MFCA và những lợi ích của nó trong cắt giảm lãng phí và quản lý chính xác giá thành.
• So sánh lợi ích của MFCA và các công cụ kế toán khác.
• Cung cấp các case-study về ứng dụng MFCA thực tế.
2. Lợi ích của việc áp dụng công cụ MFCA
• Tăng hiệu quả sản xuất thông qua đầu tư chính xác.
• Giảm chi phí thông qua thay đổi thiết kế sản phẩm, vật liệu.
• Đưa ra các mục tiêu có định lượng cho các hoạt động cải tiến.
• Mở rộng các lợi ích trên toàn bộ chuỗi cung ứng và chi phí xã hội.
3. Các bước triển khai thực hiện MFCA
Bước 1: Chuẩn bị. Cán bộ cấp quản lý là cần thiết để đạt được đầy đủ các mục tiêu môi trường và tài chính là một phần của khuôn khổ này. Nhiệm vụ quản lý là một loạt các nhiệm vụ khác nhau như: dẫn dắt thực hiện, cung cấp nguồn lực, xây dựng theo dõi, xem xét kết quả, đưa ra quyết định dựa trên kết quả MFCA.
Bước 2: Theo mỗi bản chất của MFCA, cần có một cách tiếp cận đa ngành. Một danh sách đầy đủ những kiến thức và kỹ năng là: kỹ năng về thiết kế, mua sắm và sản xuất, kiến thức kỹ thuật về quy trình, kiểm soát chất lượng, chuyên môn về môi trường, kiến thức và kỹ năng về kế toán chi phí .
Bước 3: Việc cần thiết trước khi bắt đầu là phải xác định rõ phạm vi, ranh giới nghiên cứu và thời gian.
Bước 4: Xác định các chi phí trung tâm .
Bước 5: Xác định mỗi đầu vào và đầu ra của tất cả các chi phí trung tâm .
Bước 6: Định lượng dòng chảy các nguyên vật liệu trong điều kiện vật chất và tiền tệ (cả hai).
Bước 7: Tóm tắt kết quả MFCA và xác định các lĩnh vực cần cải thiện để giảm thiểu chất thải và sự lãng phí.
Việc áp dụng MFCA trong doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích từ thông qua việc cung cấp khả năng:
Cải tiến hiệu quả sản xuất thông qua đầu tư chính xác vì MFCA giúp phân tích hợp lý và chính xác những điểm cần đầu tư;
Giảm giá thành sản xuất thông qua thay đổi thiết kế sản phẩm, định mức nguyên vật liệu;
Lập kế hoạch, đặt mục tiêu cụ thể cho việc cải tiến tại phân xưởng, nhà máy (kiểm tra chất lượng, ISO, bảo trì máy móc …).