Tổ chức/doanh nghiệp ở mọi loại hình, dù lớn hay nhỏ, đều phải đối mặt với các tác động cả bên trong và bên ngoài làm cho doanh nghiệp không chắc chắn liệu có đạt được mục tiêu hay không và khi nào sẽ đạt được mục tiêu. Tác động của sự không chắc chắn này lên các mục tiêu của doanh nghiệp được gọi là Rủi ro – Risk.
Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều tiềm ẩn xảy ra rủi ro. Do vậy doanh nghiệp cần phải quản lý rủi ro (Risk Management) bằng cách xác định, phân tích và đánh giá xem liệu có cần thực hiện biện pháp xử lý rủi ro để loại trừ hoặc hạn chế tới mức thấp nhất các tác động đối với doanh nghiệp. Quản lý rủi ro có thể được áp dụng cho toàn bộ tổ chức, ở nhiều lĩnh vực và cấp độ, tại mọi thời điểm, cũng như cho các chứng năng, dự án và hoạt động cụ thể.
Tiêu chuẩn ISO 31000:2011 Quản lý rủi ro – Nguyên tắc và hướng dẫn ban hành vào ngày 15/11/2009 đưa ra các nguyên tắc và hướng dẫn chung về quản lý rủi ro. Tiêu chuẩn có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức/doanh nghiệp để quản lý mọi loại hình rủi ro, bất kể bản chất, có hệ quả tích cực hay tiêu cực. Phương pháp tiếp cận chung mô tả trong tiêu chuẩn này đưa ra các nguyên tắc và hướng dẫn để quản lý mọi loại hình rủi ro một cách hệ thống, minh bạch và đáng tin cậy trong mọi lĩnh vực và hoàn cảnh.
ISO 31000: 2018 là phiên bản mới nhất của bộ tiêu chuẩn ISO 31000, tập trung vào nhiều vấn đề mang chiều sâu có nhiều điểm mới ưu việt hơn như rà soát các nguyên tắc quản lý rủi ro; tập trung và việc lãnh đạo thực hiện, bởi ban lãnh đạo chính là bộ phận đảm bảo rằng quản lý rủi ro được tích hợp vào tất cả các hoạt động của tổ chức, bắt đầu từ việc quản trị tổ chức.
Bộ tiêu chuẩn ISO 31000 bao các tiêu chuẩn:
1. Đối tượng thực hiện
– Những người chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong tổ chức;
– Những người có trách nhiệm hiệu quả của một dự án hoặc hoạt động …;
– Những người cần để đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro của một tổ chức; và
– Phát triển các tiêu chuẩn, hướng dẫn, thủ tục và mã số cho người hành nghề liên quan
2. Các lợi ích khi thực hiện
– Tăng cường khả năng đạt được các mục tiêu đã hoạch định;
– Chủ động hơn trong quản lý;
– Nâng cao nhận thức về sự cần thiết để xác định và xử lý rủi ro trong tổ chức;
– Cải thiện việc xác định các cơ hội và đe dọa;
– Giúp tuân thủ tốt các yêu cầu pháp lý, các quy định và tiêu chuẩn quốc tế;
– Cải thiện báo cáo tài chính;
– Cải thiện quản trị;
– Nâng cao sự tin tưởng của các bên quan tâm;
– Thiết lập được cơ sở tin cậy cho việc ra quyết định và lập kế hoạch;
– Cải thiện các phương pháp quản lý thêm hiệu quả;
– Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên để xử lý rủi ro;
– Nâng cao hiệu quả các hoạt động và kết quả thực hiện;
– Tăng cường sức khỏe, tính an toàn, cũng như bảo vệ môi trường;
– Cải thiện công tác phòng chống mất mát và quản lý sự cố;
– Giảm thiểu các thiệt hại;
– Cải thiện môi trường học học tập trong tổ chức;
– Cải thiện khả năng ứng phó của tổ chức.