Tổng hợp những thay đổi từ ISO/TS 16949:2009 sang IATF 16949:2016

Hiện nay nhiều doanh nghiệp còn lúng túng khi chuyển đổi từ ISO/TS16949 sang IATF 16949. Chuyên gia mách bạn những Thay đổi chính từ ISO/TS 16949:2009 sang IATF 16949:2016.
  1. Những mốc thời gian quan trọng cần nhớ:
  • Thứ Bảy 01 Tháng 10 2016 – Ban hành tiêu chuẩn IATF 16949:2016 thay thế cho ISO/TS16949:2009
  • Thứ ba 01 tháng 11 năm 2016 – Ban hành các quy tắc IATF 16949
  • Thứ Hai 02 Tháng 1 2017 –  Tiêu chuẩn mới IATF 16949 có hiệu lực
  • Thứ Sáu 14 tháng 9 năm 2018 – Tất cả các doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi sang tiêu chuẩn mới IATF 16949
  1.  Đối với các doanh nghiệp lần đầu chứng nhận IATF 16949:
Tất cả các doanh nghiệp chứng nhận mới (lần đầu) thì có thể được đánh giá chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO / TS 16949: 2009 cho đến 01 tháng 10/ 2017. Tuy nhiên giấy chứng nhận cho tiêu chuẩn ISO / TS 16949: 2009 sẽ chỉ có giá trị đến 14 tháng 9 năm 2018. Sau ngày 01 tháng 10 năm 2017, các doanh nghiệp chứng nhận mới chỉ có thể được đánh giá và chứng nhận theo tiêu chuẩn IATF 16949.
  1. Đối với doanh nghiệp đã đang chứng nhận theo ISO / TS 16949: 2009:
Sau ngày 01 tháng 10 năm 2017 sẽ không có bất kỳ đánh giá nào (lần đầu, giám sát, tái chứng nhận hoặc chuyển đổi) được thực hiện theo ISO / TS 16949: 2009. Các tổ chức đã đang chứng nhận ISO / TS 16949: 2009 sẽ chuyển đổi sang phiên bản mới IATF 16949, thông qua một cuộc đánh giá chuyển đổi  phù hợp với kỳ đánh giá ISO/TS16949:2009  hiện hành (ví dụ đánh giá Tái chứng nhận hoặc đánh giá giám sát định kỳ ) theo thời gian cho phép.
  1. Tổng hợp những thay đổi chính của IATF 16949 :2016
– Cách tiếp cận quá trình trên cơ sở phân tích rủi ro được đề cập xuyên suốt toàn bộ tiêu chuẩn – Bổ sung các yêu cầu về an toàn sản phẩm – Yêu cầu quản lý sản phẩm có cài đặt phần mềm ở nhiều điều khoản – Cụ thể hóa yêu cầu về năng lực chuyên gia đánh giá nội bộ và chuyên gia đánh giá bên thứ 2 – Cụ thể hóa các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp – Bổ sung các yêu cầu cụ thể về  xác định  và truy vết nguồn gốc – Bổ sung qui định phải có quá trình quản lý bảo hành nếu có nhu cầu từ khách hàng và việc sử dụng các hướng dẫn ngành công nghiệp ô tô – Văn bản hóa việc áp dụng nguyên tắc “ngăn ngừa lỗi” (error-proofing) – Thông qua cấu trúc Annex SL High Level Structure như trong ISO 9001:2015

Nguồn: http://kmr.com.vn

Tin mới