Tin tốt về năng suất lao động của Hoa Kỳ

Hiện nay, số người làm việc trong lĩnh vực khoa học và số công trình khoa học đang nhiều hơn bao giờ hết. Ở các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học…, bạn có thể nhìn thấy những bước tiến bộ ngoạn mục. Có thể những sự đổi mới này chưa được khai thác và tận dụng cho việc nâng cao năng suất, nhưng nếu bạn nhìn vào những công nghệ mới được phát minh và sắp được áp dụng trong vòng 5 – 10 năm tới, bạn sẽ thấy rằng chúng vô cùng giàu tiềm năng. Rõ ràng là chúng ta đang ở một thời kỳ không hề thiếu các phát minh. Trên đây là một biểu đồ về Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP), một loại chỉ số có tác dụng đo lường mức độ đổi mới. Trên biểu đồ này, chúng ta có thể thấy rằng mức độ đổi mới ở giai đoạn 1920 – 1970 có một sự suy giảm không hề nhẹ, nhưng nó đã ít nhiều trở nên ổn định hơn kể từ năm 1990. Nhưng chúng ta có thể nhìn lại những con số này theo một cách khác. Hãy xem những biểu đồ sau:
bd

Tốc độ tăng trưởng năng suất qua các thời kỳ

bd2

Tốc độ tăng trưởng năng suất qua các thời kỳ

Có vẻ như, sau cuộc Đại Suy thoái, sự yếu kém của năng suất tổng thể (bao gồm vốn, lao động và sự đổi mới) đã không còn là một thành phần “quen mặt” nữa. Thông thường, sự đổi mới là một điều bất định và rất khó đoán. Nhưng gần đây, mặc dù điều này vẫn là một vấn đề đáng quan tâm nhưng nó không phải là vấn đề quan trọng nhất. Kể từ sau cuộc khủng hoảng thì mọi chuyện đã khác. Mức độ tăng trưởng của Năng suất các yếu tố tổng hợp đã bị suy giảm khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục, nó chỉ tăng 0,6% mỗi năm kể từ năm 2010, trong khi ở giai đoạn 1948 – 2007 thì chỉ số này tăng trung bình 1,2% mỗi năm. Tuy nhiên, sự chênh lệch này chỉ là một phần nguyên nhân dẫn đến sự chậm tăng trưởng hậu khủng hoảng của năng suất lao động. Nguyên nhân chính của điều này là do sự giảm giá trị của hoạt động thâm dụng vốn. Vì vậy, sự trì trệ năng suất hậu khủng hoảng quả thực không bình thường chút nào nếu xét về khía cạnh lịch sử. Tuy nhiên, điều này lại có thể có ý nghĩa tích cực đối với tương lai của năng suất lao động. Nó cho thấy rằng, phần lớn những sự suy thoái năng suất xảy ra gần đây là do nền kinh tế vĩ mô đang đi ra khỏi khủng hoảng.

Văn phòng NSCL biên dịch

Nguồn: www.aei.org

Tin mới