Thực phẩm không an toàn có thể để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Ngày nay, với khối lượng sản phẩm thực phẩm được trao đổi liên tục giữa biên giới các quốc gia, tiêu chuẩn ISO 22000 trở nên cần thiết hơn bao giờ hết bởi yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực – chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu. Tiêu chuẩn đang trong tiến trình cập nhật và được sửa đổi ở nhiều điểm để đảm bảo luôn phù hợp với nhu cầu hiện tại.
Sau một thập kỷ hoạt động hiệu quả, ISO 22000 – Tiêu chuẩn quốc tế cho Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, đang trải qua một giai đoạn đổi mới hoàn toàn để ngày càng trở nên cập nhật với các yêu cầu an toàn thực phẩm mới ngày nay. Nhóm nghiên cứu quốc tế (ISO/TC 34/SC 17/WG 8) phụ trách việc sửa đổi, văn phòng được thành lập bởi Viện nghiên cứu Tiêu chuẩn Đan Mạch (Danish Standards Foundation, viết tắt là DS), thành viên của ISO tại Đan Mạch, đã tổ chức cuộc họp lần thứ tư ở Buenos Aires, Argentina, trong tuần đầu tiên của tháng 4/2016.
Tiêu chuẩn hiện tại đang trong giai đoạn viết dự thảo tại Ban Dự thảo (Committee Draft, viết tắt là CD), các chuyên gia đã làm việc miệt mài để sàng lọc và tổng hợp hơn 1000 ý kiến đối chiếu bởi DS về bản dự thảo của tiêu chuẩn. Chương trình nghị sự tại cuộc họp Buenos Aires đã tiếp nhận nhiều ý kiến khác nhau và kết hợp chúng vào tài liệu. Đồng thời, WG 8 đã làm rõ một số khái niệm quan trọng. Chúng bao gồm:
Tạo cho người dùng một mô tả rõ ràng về sự khác biệt giữa các điểm kiểm soát tới hạn (CCP), chương trình hoạt động tiên quyết (OPRPs) và các chương trình tiên quyết (PRPs).
Văn phòng NSCL (Biên dịch)