Tiết kiệm đáng kể nhờ tập trung vào quản lý quy trình và xử lý phế liệu (Phần 1)

Theo nguyên tắc Lavoisier thì không có gì được tạo ra, tất cả mọi thứ đều được chuyển hóa (rien ne se cree, tout se transforme). Biến phế liệu thành nguyên liệu sẽ tiết kiệm những tài nguyên cơ bản như khoáng sản, nông sản, hải sản hay lâm sản. Ví dụ những chai bằng poly-ethylen tera-phtalate có thể được tái chế thành vải len bông (polar fleece). Hiện nay các quần áo bằng loại vải này được người tiêu dùng ưa chuộng vì chúng tiện nghi, nhẹ, ít bẩn mà lại rất ấm.

Mặc dù vậy, không phải tất cả phế liệu đều có thể tái chế, và việc giảm lượng phế liệu trong quá trình sản xuất cũng đều cần thiết với bất kì tổ chức nào. Đối mặt với vấn đề này, nhiều nhà sản xuất thường tự đặt ra một tỷ lệ phế liệu tương đương với lượng nguyên liệu đầu vào nhằm đánh giá xem dây chuyền của họ có được vận hành hiệu quả không. Tuy nhiên, tỷ lệ phế liệu/nguyên liệu chỉ là một yếu tố nhỏ để đánh giá hiệu suất tổng thể. Bởi thế, việc tạo ra nhiều phế liệu chưa hẳn là do một lượng lớn nguyên liệu đầu vào.

Vấn đề của thực tế: Giảm phế liệu không phải là lựa chọn

Một doanh nghiệp sản xuất kim loại với quy mô toàn cầu đã chia sẻ với các chuyên gia của InfinityQS rằng họ đang gặp phải một vấn đề lớn: Tỷ lệ phế liệu trung bình trong nhà máy đã lên tới con số 45%. Tại khu vực sản xuất Nhôm phức hợp, với các tấm nhôm kích thước lớn, việc đảm bảo thu hồi thành phẩm tương đương 50% lượng nguyên liệu gốc không phải là một công việc dễ dàng. Thực tế cho thấy, không tổ chức nào mong muốn lượng phế liệu lớn như thế. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, và nếu không tìm ra giải pháp khắc phục thì những tổn thất như vậy là không thể tránh khỏi.

Phế liệu ở cấp độ này khiến công ty tốn kém hơn nhiều so với việc sản phẩm bị mất giá. Tổ chức đã buộc phải chi nhiều hơn cho việc kiểm tra, rà soát lại toàn bộ quy trình để tìm ra các nút thắt lớn. Đội ngũ quản lý chất lượng cũng phải đau đầu để tìm cách giải quyết các sản phẩm thất bại.

Cần tập trung hơn vào nguồn gốc của phế liệu

Khi công ty này gọi đến InfinityQS để nhờ hỗ trợ, các chuyên gia đã ngay lập tức tiếp cận từ các khu vực có tỉ lệ phế liệu lớn nhất. Họ bắt đầu bằng việc thu thập dữ liệu nhờ phương pháp thống kê (SPC). Các dữ liệu chất lượng cho thấy lượng phế liệu là khác nhau đối với từng dây chuyền, từng ca hay thậm chí là từng người vận hành. Kế đến, nhờ áp dụng giải pháp nhà máy thông minh, các chuyên gia đã xem xét, phân tích dữ liệu trong thời gian thực để tìm ra nguyên nhân tạo ra phế liệu ngay tại hiện trường. Đây là một công việc không hề đơn giản bởi lượng dữ liệu cần phải xử lý là rất lớn.

Những dữ liệu mới thu thập được vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về sai lỗi và lãng phí trong quá trình sản xuất. Đồng thời mở ra các cơ hội cải tiến trên toàn dây chuyền.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới