Tiếp cận các công cụ cải tiến giúp doanh nghiệp đột phá năng suất

Áp dụng các công cụ cải tiến, nhiều doanh nghiệp đã thu được hiệu quả trong việc nâng cao năng suất chất lượng, từ đó đảm bảo phát triển bền vững. Trong những năm qua, ở phương diện quản lý tác nghiệp, các công cụ cải tiến nâng cao năng suất đã và đang được phát triển, ứng dụng trên toàn thế giới như là một tiếp cận đột phá nhằm đảm bảo doanh nghiệp vận hành tác nghiệp một cách hiệu quả và bền vững.

Việc áp dụng mô hình quản lý tinh gọn – LEAN đã giúp các doanh nghiệp loại bỏ lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ, hướng mọi hoạt động của tổ chức theo hướng “tinh gọn”.

Công ty CNC – Vina, Hà Nội tăng tỷ lệ các dự án thiết kế hoàn thành đúng tiếp độ giao hàng lên 19%, tỷ lệ đơn hàng lắp rắp cơ đúng tiến độ từ 22% lên 64%, tỷ lệ đơn hàng lắp rắp điện đúng tiến độ từ 11% lên 55%, giảm tỷ lệ tồn kho hàng chính hãng so với kho chung xuống dưới 20%, giảm giá trị hàng lưu kho chính hãng từ 1,586 tỷ xuống 1,216 tỷ đồng/tháng.

Công ty May Hưng Nhân – Tổng Công ty Đức Giang kết quả sau 06 tháng triển khai đã giảm 75% hàng tồn trên chuyền, giảm thời gian hàng ra chuyền từ 2 ngày xuống trong trong ngày, thời gian hàng nhập kho từ 5 ngày xuống 1 ngày, năng suất chuyền may tăng 25-30%. Sau 6 tháng triển khai dự án cải tiến Kazen, Công ty Cổ phần May Nam Hà đã giảm được tỷ lệ hàng sai lỗi từ 8,8% xuống còn 8,1%, giảm 25% hàng tồn trên chuyền, hàng tồn so với năng lực sản suất giảm từ trung bình 2,37 ngày xuống còn 1,34 ngày, sản lượng bình quân ngày tăng từ 415 sản phẩm lên 899 sản phẩm.

Trên đây là những điển hình thành công trong việc ứng dụng các công cụ cải tiến năng suất trong Chương trình Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hành hóa của các doanh nghệp Việt Nam đến 2020 do Bộ KH&CN chủ trì triển khai.

Tại Chương trình giao lưu trực tuyến: Nâng cao năng suất chất lượng – ‘Đòn bẩy’cho doanh nghiệp phát triển bền vững” được Chất lượng Việt Nam Online – VietQ.vn tổ chức ngày 31/3 cho thấy, việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa là mục tiêu của các doanh nghiệp, việc áp dụng các công cụ nâng cao năng suất chất lượng là những giải pháp giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các hệ thống quản lý và các công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, hỗ trợ của Trung ương và địa phương trong Chương trình năng suất chất lượng chỉ là một bước nhỏ trong chặng đường phát triển năng suất chất lượng đầy khó khăn. Doanh nghiệp phải tận dụng cơ hội này để tạo thành bước nhảy đột phá. Phải thay đổi tư duy coi năng suất chất lượng là vấn đề sống còn trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.

Theo TS Phạm Hồng, Hội Liên hiệp KHKT Hà Nội, giải pháp nâng cao hiệu quả cho các doanh nghiệp khi áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến thì nên tập trung vào hai việc, thứ nhất là tạo ra được các mô hình điểm, trong quá trình triển khai nhân rộng thì vai trò của tư vấn đối với doanh nghiệp không mang tính “cầm tay chỉ việc” nhiều. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn và trong quá tình triển khai tới các mô hình sẽ sâu sát và hiệu quả hơn.

Để tăng năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa, các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tiếp cận các công nghệ mới. Các doanh nghiệp phải thực sự sử dụng khoa học công nghệ là công cụ chiến lược để phát triển nhanh và bền vững.

Nguồn VietQ.vn

Tin mới