Internet kết nối vạn vật (IoT) đang ngày càng phổ biến và tham gia vào nhiều khía cạnh của cuộc sống. Tuy nhiên, có những thách thức nhất định ngăn cản các chuỗi cung ứng hưởng lợi từ công nghệ IoT.
Những cơ hội và thách thức:
IoT cho thấy nó là một ứng dụng rất hứa hẹn trong tương lai của ngành công nghiệp sản xuất. Ví dụ như Airbus- hãng sản xuất máy bay của châu Âu đã và đang phát triển những công cụ được tích hợp IoT giúp tối ưu hóa quy trình trong chuỗi cung ứng của họ. Nó “kết nối những kinh nghiệm” đưa ra giải pháp và cung cấp những thông tin hữu ích cho nhà sản xuất.
Lợi ích từ IoT là vô tận. Tuy nhiên, các chuỗi cung ứng khó có thể khai thác được hoàn toàn những lợi ích đó bởi những lý do sau:
Tính bảo mật sẽ trở thành rào cản đối với IoT:
Bảo mật là một vấn đề lớn đối với những thiết bị công nghệ được kết nối internet trong hệ thống. Trong một thế giới công nghệ thì IoT có thể sẽ trở thành một con mồi ngon cho các nhóm tin tặc. Cùng với nhiều phần mềm độc hại được phát hiện ra, có thể thấy rõ rang những rủi ro sẽ xảy đến trong tương lai. Các thiết bị ứng dụng IoT là những thiết bị được lắp đặt với các cảm biến, vậy nên mức độ nguy hại sẽ tăng lên rất nhiều, nó có thể đến từ dữ liệu xấu được copy từ nguồn bên ngoài vào hoặc những dữ liệu có sẵn trong phần mềm được mở khóa. Vấn đề nghiêm trọng như thế này yêu cầu các công ty phải có những bước đi phù hợp như phát triển phần mềm, thiết bị có tính bảo mật cao hơn giúp giảm thiểu rủi ro do sự bảo mật lỏng lẻo gây nên.
Sự tin cậy và tính toàn vẹn:
Song song đi cùng với những công nghệ mới là những câu hỏi về độ tin cậy của chúng. Các doanh nghiệp chuyển sang sử dụng IoT sẽ phải có các giải pháp dự phòng trong trường hợp những công nghệ mới bị lỗi và có thể gây ảnh hưởng đến toàn chuỗi cung ứng. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ mục đích và sự rang buộc trong hệ thống IoT của họ.
Hệ thống Internet kết nối vạn vật trong công nghiệp (IIoT) và khả năng mở rộng.
Cùng với sự tin cậy là bài toán về khả năng mở rộng của IIoT. Hệ thống IIoT có thể đáp ứng và mở rộng để giải quyết nhiều vấn đề trong các ngành công nghiệp. Các giải pháp IIoT sẽ phải phối hợp với những giải pháp đã có trước đó thông qua phần mềm hoặc chức năng khác. Thông thường, các chức năng được thêm vào bởi những hộp đen do nhà cung cấp quy định, hoặc bởi những thiết kế độc quyền từ những nguồn đã được chỉ định. Sử dụng hộp đen của nhà cung cấp mang đến giải phải có thể xử lý nhanh chóng, nhưng nó lại rất khó khăn để có được dữ liệu phân tích. Giải pháp khác thì lại dễ dàng để tiếp cận dữ liệu hơn, nhưng nó có đặc thù khiến cho cả hệ thống trở thành một chiếc hộp đen mà bên ngoài không thể can thiệp được.
IoT và IIoT có tiềm năng rất lớn trong tương lai của nhiều ngành cũng như trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, những công nghệ này mang đến nhiều thách thức trong bảo mật và an toàn. Khi tiến hành nâng cấp các hệ thống hoặc thực hiện các quy trình mới, hãy đảm bảo bạn nhân thức được rõ rang mọi yếu tố trong hệ thống của mình. Suy cho cùng, sự phát triển liên tục của công nghệ yêu cầu những nhà sản xuất và nhà cung cấp giải pháp IIoT phải hợp tác cùng với nhau để giải quyết những vấn đề còn tồn tại và cùng vượt qua thách thức.
Văn phòng NSCL biên dịch