“Cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là một trong những vấn đề cốt lõi đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Tăng năng suất lao động chính là yếu tố quyết định tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế, năng suất lao động cao đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, chống tụt hậu so với các nước trong khu vực”, (theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê).
Tuy nhiên, cần phân biệt rõ hiện trạng có những ngành có năng suất lao động (NSCL) cao, và có ngành có năng suất lao động thấp.
Các ngành có năng suất lao động khác nhau
Một số ngành có có năng suất lao động (NSLĐ) cao và tốc độ tăng trưởng NSLĐ cao, như các nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm thuốc lá và sản xuất kim loại.
Một số ngành hiện nay có NSLĐ thấp nhưng có tốc độ tăng NSLĐ cao, như các nhóm ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào và Sản xuất phương tiện vận tải khác trong hệ thống phân ngành kinh tế 2007.
Một số ngành có năng suất lao động thấp
Theo Tổng cục Thống kê, thời gian qua, năng suất lao động của Việt Nam cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua từng năm. Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. Tính chung giai đoạn 2007-2016, năng suất lao động theo sức mua tương đương năm 2011 của Việt Nam tăng trung bình 4,2%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Phillippines. Dù vậy, năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn thấp so với các nước trong khu vực.
Giải pháp nào để tăng năng suất lao động?
Do đó, để tăng năng suất lao động, cần tập trung hỗ trợ các ngành có NSLĐ thấp nhưng có tốc độ tăng NSLĐ cao. Chính phủ cần sớm thành lập Ủy ban Năng suất Quốc gia do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch; trong đó thiết lập một cơ quan thường trực, chuyên sâu về năng suất lao động có nhiệm vụ phối hợp các động lực tăng năng suất quốc gia của Việt Nam.
Tổng Giám đốc công ty cổ phần May 10, Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, cho rằng, cần phải có cơ chế để nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải tự giác, tự lực, tự chủ, tự cường, “tự cứu mình trước khi trời cứu”. “ Tiềm năng để tăng năng suất lao động là rất cao nhưng phải được khai phá bởi người lãnh đạo, cần đưa ra được hệ chính sách tiền lương, tiền thưởng; đồng thời, cần tối ưu hoá chi phí đào tạo; yếu tố hệ thống quản trị Công ty và văn hoá doanh nghiệp mà ở đó cho con người ta sức sáng tạo…”, bà Hà Thu Thanh, đại diện Chủ tịch Hội đồng thành viên Deloite Việt Nam nhấn mạnh.
Ngoài ra, để tăng năng suất lao động, cần xây dựng một cơ chế liên tục tiếp thu ý tưởng cải tiến của người lao động. Vì năng suất lao động Việt Nam thấp có liên quan rất lớn đến năng lực đổi mới, sáng tạo của người lao động. Người lao động không được làm việc trong môi trường tự do sáng tạo và khuyến khích sáng tạo. Tại Việt Nam, cơ quan quản lý vẫn mang tâm lý không quản được thì cấm, nhiều ngành, nghề và nhiều ý tưởng của người dân, doanh nghiệp không được phát huy nên muốn tăng năng suất lao động đòi hỏi phải hình thành một xã hội sáng tạo. Mọi sáng kiến dù là nhỏ nhất cũng cần phải được tiếp nhận, qua đó mới có nền tảng để tăng năng suất lao động.
Đề xuất ý tưởng cải tiến là một quá trình tự học hỏi và nâng cao kỹ năng làm việc của nhân viên, giúp họ nâng cao ý thức và phát triển bản thân cũng như tập thể. Bởi vậy, nhân viên cảm thấy hứng thú hơn trong công việc, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tất cả những điều đó, càng tạo thêm động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến, tạo tinh thần làm việc tập thể, đoàn kết và tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lãng phí.
Văn phòng NSCL tổng hợp