Thiết kế kỹ thuật 3D: Công nghệ tiên phong tại Hugo Boss

Không còn nghi ngờ gì khi nói rằng số hóa đã thực sự làm thay đổi ngành công nghiệp thời trang. Những sang kiến mới trong việc thiết kế thời trang bằng công nghệ 3D không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp sản phẩm lên kệ nhanh hơn. Hugo Boss – công ty thời trang hàng đầu tại Đức không còn lạ lẫm gì với phương pháp này, 40% bộ sưu tập được sản xuất tại đây đã ứng dụng công nghệ 3D. 

Tại hội nghị thời trang của Đức, các chuyên gia về thời trang đã thảo luận về việc số hóa chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp này. Tuy nhiên hiện tại các nhà cung cấp vẫn đang cung cấp mẫu thiết bằng hình thức thủ công. Hugo Boss đang thay đổi điều này. Rõ ràng là quá trình phát triển sản phẩm phải hoàn toàn thay đổi để theo kịp thời đại và do đó, công ty đã chuyển sang ứng dụng công nghệ thiết kế 3D. Birgit Wiech, trưởng phòng sản phẩm tại Hugo Boss đã chia sẻ rằng công nghệ này đã đem lại hiệu quả cao và mục tiêu tiếp theo của họ là tiếp tục thiết lập quy trình số hóa cho toàn bộ các sản phẩm còn lại.

Hugo Boss bắt đầu thử nghiệm các cách phát triển sản phẩm khác nhau từ năm 2013 thông qua mô phỏng kỹ thuật số các sản phẩm may mặc đơn giản như áo, áo sơ mi và hàng dệt kim trên màn hình máy tính. Công nghệ 3D cho phép các nhà thiết kế kiểm tra các bản in, màu sắc và vải khác nhau mà không cần phải tạo ra một mẫu vật lý hoàn chỉnh. Vì vậy, chỉ với một vài cú nhấp chuột đơn giản, họ có thể thay đổi toàn bộ giao diện của một thiết kế trong trong một khoảng thời gian ngắn.

Từ năm 2015, Hugo Boss bắt đầu mô phỏng áo khoác ngoài và trang phục thể thao bằng phần mềm 3D và gần đây trong năm 2017, các dòng áo khoác ngoài dành cho nam và nữ cổ điển tiếp theo được ứng dụng công nghệ này. Sau hơn 1.000 lần mô phỏng, Hugo Boss ứng dụng công nghệ 3D cho 40% bộ sưu tập của mình. Ví dụ, ở Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, các mẫu sản phẩm đầu tiên được may trực tiếp bằng cách sử dụng các nguyên mẫu kỹ thuật số làm tài liệu tham khảo và các nhà sản xuất ở Đông Âu và Bồ Đào Nha cũng bắt đầu làm như vậy.

Việc loại bỏ bước tạo mẫu trong quy trình thiết kế giúp tiết kiệm kinh phí và cắt giảm thời gian để tung sản phẩm ra thị trường. Nếu như việc thiết kế một bộ quần áo thực tế mất từ ​​hai đến bốn tuần thì quá trình tương tự , đó sẽ chỉ mất vài ngày đến một tuần nếu thay thế bằng công nghệ kỹ thuật số. Khi người tiêu dùng ngày càng tập trung vào việc bắt kịp các xu hướng thời trang đang thay đổi liên tục thì thời gian sản xuất nhanh là rất quan trọng để theo kịp nhu cầu của khách hàng.

Theo Wiech: Việc phát triển trang phục với phần mềm mô phỏng 3D đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa người sáng tạo và người cắt; nhà thiết kế và nhà sản xuất. Việc làm việc nhóm nhanh nhẹn và đa chức năng là điều cần thiết.

Nói về sự phát triển mô hình mô phỏng 3D, công ty thời trang Đức cũng đã đi một chặng đường dài so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Theo ước tính của tính Andreas Seidl, giám đốc điều hành của Human Solutions Group thì hoảng 20% ​​khách hàng của họ thiết kế các sản phẩm bằng công nghệ 3D. Hai năm trước, nó chỉ là 5 phần trăm.

Nhìn chung, mô hình này còn có thể vươn xa hơn nữa. Hugo Boss hứa hẹn khách hàng của họ có thể tưởng tượng kiểu dáng sản phẩm ngay lập tức thông qua màn hình điện thoại; vì vậy, việc kỹ thuật hóa toàn bộ quy trình từ khâu phác thảo ý tưởng đến khâu sản xuất và tung ra thị trường là điều cần thiết.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới