Thaco với chiến lược tăng nội địa hóa- Kỳ 1: Đầu tư đổi mới công nghệ và cải thiện hiệu quả sản xuất

Hiện nay, việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp cũng như tham gia sâu rộng vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với lĩnh vực ô tô, nội địa hóa được hiểu là hoạt động nhằm gia tăng tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước cho ô tô và các loại linh kiện phụ tùng để thay thế phần giá trị nhập khẩu. Đây là một trong những bài toán khó trong quá trình phát triển bền vững của ngành mà hầu hết các doanh nghiệp sản xuất trong nước đều gặp phải.

Hiện nay, việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp cũng như tham gia sâu rộng vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với lĩnh vực ô tô, nội địa hóa được hiểu là hoạt động nhằm gia tăng tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước cho ô tô và các loại linh kiện phụ tùng để thay thế phần giá trị nhập khẩu. Đây là một trong những bài toán khó trong quá trình phát triển bền vững của ngành mà hầu hết các doanh nghiệp sản xuất trong nước đều gặp phải.

Trong bối cảnh thuế suất nhập khẩu ô tô khu vực ASEAN đã về 0% và đang gây sức ép đáng kể đối với các nhà sản xuất trong nước, việc việc tăng năng lực sản xuất, đặc biệt là nâng tỷ lệ nội địa hóa lên trên 40% để được hưởng thuế suất 0%, đẩy mạnh xuất khẩu (theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – ATIGA mà Việt Nam là thành viên) là con đường tất yếu để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Là nhà sản xuất ô tô hàng đầu Việt Nam, có tiềm lực mạnh và đầu tư sản xuất với quy mô lớn, Thaco là một trong những doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược mới một cách bài bản để tiếp tục phát triển bền vững. Nâng cấp công nghệ, đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, đẩy mạnh kinh doanh linh kiện phụ tùng, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là những bước đi mà Thaco đang thực hiện trong bối cảnh hội nhập.

Ông Phạm Văn Tài – Tổng giám đốc Thaco cho biết: “Nội địa hóa là một bài toán khó đối với doanh nghiệp ô tô, bởi vì nội địa hóa cần nguồn tài chính lớn và sản lượng lớn, trong khi dung lượng thị trường Việt Nam còn tương đối nhỏ. Tuy nhiên, chỉ khi gia tăng tỷ lệ nội địa hóa mới đảm bảo cho doanh nghiệp làm chủ sản xuất, giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm”.

Từ thực tế của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và thực tiễn sản xuất kinh doanh của mình, Thaco đã đặt mục tiêu nội địa hóa và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu từ rất sớm. Bên cạnh các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, từ nhiều năm trước, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng cụm nhà máy công nghiệp hỗ trợ tại Khu phức hợp cơ khí và ô tô Chu Lai – Trường Hải với nhiệm vụ chính là sản xuất linh kiện – phụ tùng phục vụ cho sản xuất ô tô, cung cấp cho các đối tác, đồng thời xuất khẩu ra thị trường thế giới. Các nhà máy này đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu gia tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm của Thaco lên trên 40%, đạt yêu cầu được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu sang các nước khu vực ASEAN.

Phương thức để thực hiện chiến lược này là: hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển sang sản xuất công nghiệp; mời gọi đầu tư vào khu phức hợp; liên doanh, liên kết, hợp tác với các đối tác có công nghệ phù hợp để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện nay tại khu phức hợp có 5 nhà máy lắp ráp ô tô và 15 nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô, linh kiện cơ khí, máy nông nghiệp,… với các dây chuyền thiết bị hiện đại được chuyển giao từ các đối tác châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Thaco đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực logistics, thành lập các công ty vận tải đường bộ, vận tải biển và cảng Chu Lai, cung cấp chuỗi dịch vụ logistics trọn gói; khai thác các tuyến hàng hải trực tiếp từ các cảng biển Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc về Chu Lai, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Thaco và các doanh nghiệp trong KTM Chu Lai cũng như khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Để chuẩn bị cho hội nhập, từ năm 2017, Thaco bắt đầu một chu kỳ đầu tư phát triển mới với mục tiêu chiến lược là xây dựng Khu phức hợp cơ khí và ô tô Chu Lai – Trường Hải trở thành trung tâm cơ khí – ô tô và công nghiệp hỗ trợ mang tầm khu vực. Bên cạnh việc nâng cấp các nhà máy hiện hữu, Thaco đã tiếp tục đầu tư mới các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, gồm nhà xe tải mới; nhà máy sản xuất xe du lịch Mazda hiện đại nhất Đông Nam Á, dây chuyền tự động hóa hoàn toàn, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của Mazda Nhật Bản; nhà máy xe bus cao cấp có quy mô và công nghệ hiện đại nhất khu vực ASEAN…

Nguồn: Congthuong.vn

Tin mới