Chỉ có khoảng 15% dữ liệu có được nhờ kiểm soát quy trình bằng phương pháp thống kê thể hiện ra lợi ích khi sản phẩm được đưa đến nơi phân phối. Những dữ liệu này giúp các nhà quản lý có thể vận hành quy trình hiệu quả hơn, thiết lật các chỉ dẫn xử lý sự cố, đồng thời hạn chế tối đa thiệt hại nếu sự cố xảy ra.
Thực tế là, hầu hết các tổ chức không nhìn vào 85% lượng dữ liệu còn lại của họ. Đó là những dữ liệu không trực tiếp chỉ ra các vấn đề cần giải quyết, tuy nhiên chúng đóng vai trò không thể thiếu trong việc tìm nguyên nhân gây ra sự cố. Một lỗi cơ bản mà nhiều tổ chức đều mắc phải đó là dành rất nhiều thời gian cho việc phân tích và xử lý sự cố, thay vì tìm cách để ngăn ngừa chúng xảy ra.
Nếu một dự liệu liên quan đến chủ đề năng suất – chất lượng, chúng sẽ được chú ý hơn các dữ liệu nằm ngoài giới hạn đặc tả. Cũng chính vì quá chú trọng vào một hay một số vấn đề, các nhà quản lý sẽ mất đi cái nhìn tổng quát đối với cả quy trình.
Việc liên tục tìm cách để đảm bảo sản lượng, chất lượng là rất mệt mỏi. Để khắc phục sự cố và đảm bảo dây chuyền hoạt động ổn định, việc bám lấy các chỉ dẫn kĩ thuật là cần thiết. Tuy nhiên, nếu vấn đề nằm trong chính những chỉ dẫn kĩ thuật thì đó không phải là một giải pháp bền vững.
Việc đầu tư của bạn sẽ giúp bạn nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh hơn
Dữ liệu của bạn càng đầy đủ, tiềm năng cải tiến của bạn càng lớn. Khi suy xét một vấn đề trên nhiều khía cạnh, bạn có thể xác định chính xác nguyên do của chúng, từ đó đưa ra những giải pháp xử lý “một lần và mãi mãi” thay vì chạy theo yêu cầu về sản lượng, chất lượng với những giải pháp khắc phục tạm thời. Để làm được điều này, bạn cần đến sự hỗ trợ của các phần mềm, hệ thống quản lý dữ liệu lớn như Big data, SPC… các thiết bị phụ trợ thu thập dữ liệu như cảm biến (sensor)… Tất cả đều cần chi phí đầu tư dù lớn hay nhỏ.
Tuy nhiên như đã trình bày trong phần trước, lấy ví dụ về công ty sản xuất đồ uống được InfinityQS tư vấn, lợi nhuận lâu dài mà họ thu được lớn hơn rất nhiều so với con số đầu tư. Việc đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu là cần thiết đối với bất kì tổ chức nào, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp 4.0. Khi nói về lãng phí trong sản xuất, người ta thường chỉ nhắc đến việc lãng phí nguyên vật liệu, sức lao động, thời gian… nhưng trên thực tế, lãng phí dữ liệu cũng là một lãng phí lớn. Do đó, để đạt được mục tiêu cải thiện năng suất chất lượng, các tổ chức cần tận dụng tối đa dữ liệu mà họ có.
Văn phòng NSCL biên dịch