Tại sao nền công nghiệp thực phẩm và đồ uống cần đến Cách mạng công nghiệp 4.0

Mặc dù nhiều danh mục sản phẩm trong ngành thực phẩm và đồ uống có vẻ như đã ổn định, thực ra điều này không phải như vậy. Lấy sữa làm ví dụ. Những con bò thuần chủng đã bắt đầu cung cấp sữa cho con người từ khoảng 9.000 năm trước. Và cũng không có nhiều thay đổi với sản phẩm này cho đến khoảng 50 năm trước, khi sữa gầy (không có chất béo) cùng với sữa có vị sô-cô-la ra đời.

Cho đến bây giờ, sản phẩm sữa trong các siêu thị đã có tới hàng chục loại, bao gồm cả sữa không được làm từ sữa. Sau 9.000 năm ổn định trên toàn thế giới, sữa đã trở thành một loại sản phẩm phức tạp và đa dạng.

Một ví dụ khác đó là bánh mì, loại thực phẩm có một lịch sử lâu hơn, và bây giờ thậm chí còn có sự đa dạng lớn hơn nhiều.

Lực lượng thị trường thúc đẩy tăng sản phẩm

Người tiêu dùng ngày nay yêu cầu nhiều loại sản phẩm đa dạng hơn, ngon miệng hơn và sạch hơn. Điều này bao gồm các xu hướng về các loại thực phẩm ít đường, đặc sản địa phương, không có gluten, không được làm từ sữa và nhiều thứ khác nữa. Họ cũng chọn các sản phẩm mang lại sự tiện lợi, phù hợp với lối sống của họ.

Những nhu cầu kể trên và các nhu cầu tiêu dùng mới nổi khác tạo thành các phân đoạn thị trường mới, thúc đẩy sự gia tăng mẫu mã và chủng loại của nhiều sản phẩm hơn nữa. Trong khi đó, cạnh tranh khốc liệt và sự thay đổi các quy định của chính phủ buộc các doanh nghiệp phải gia tăng tốc độ phát triển và hiệu quả sản xuất, đồng thời không ngừng tiếp cận công nghệ mới nhằm giải quyết các vấn đề này.

Sự đột phá về kỹ thuật số

Công nghệ đã có một bước tiến dài trên hầu hết các ngành công nghiệp. Sự đột phá về kỹ thuật số đã và đang định hình lại cách người tiêu dùng nhận thức về sản phẩm, tương tác với công ty và mua hàng. Tính minh bạch đã được cải thiện hoàn toàn, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. Đánh giá và bình luận trên các mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến thương hiệu và doanh thu. Sự đột phá về kỹ thuật số đã vượt lên trên các yếu tố truyền thông, bao gồm cả việc áp dụng công nghệ để định hình lại quy trình kinh doanh, ngăn chặn các vấn đề từ nguồn và xử lý nhanh chóng khi chúng xảy ra.

Vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0

Làn sóng công nghệ 4.0 liên quan đến mô đun hóa, trao đổi dữ liệu và tự động hoá quy trình nghiệp vụ trong suốt quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng để cải thiện hiệu suất hoạt động chung cho một công ty và các đối tác của công ty. Các công nghệ bắt đầu với sự kết nối Internet vạn vật (IoT) trong công nghiệp, điện toán đám mây, phân tích, máy móc tự học, không gian mạng vật lý và mở rộng đến nhiều công nghệ khác. Những phạm vi từ máy bay không người lái đến công nghệ blockchain cung cấp cơ sở dữ liệu phân phối để tăng cường việc thực hiện hiệu quả công việc. Bắt nguồn từ Đức, Cách mạng công nghiệp 4.0 đã trở thành một chiến lược để cải thiện hiệu quả sản xuất với đối với các ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành thực phẩm và đồ uống.

Cải thiện việc chấp hành và tuân thủ trong ngành thực phẩm và đồ uống

Cải thiện việc chấp hành bao hàm một vài chủ đề chính. Thứ nhất, nó liên quan đến việc giảm lao động, giảm định mức tiêu thụ nguyên vật liệu và giảm tiêu hao năng lượng. Chủ đề thứ hai liên quan đến tính linh hoạt và nhanh chóng để đáp ứng các quy trình sản xuất thay đổi trong khi sản xuất các lô hàng đúng tiến độ với lượng hàng tồn kho giảm. Thứ ba giám sát các điều kiện hiện tại, xác định các vấn đề mới nổi, và cung cấp các cảnh báo để các vấn đề được giải quyết trước khi các rủi ro xảy ra. Các công nghệ liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0 đã được áp dụng để cải thiện hiệu suất hoạt động trong một số lĩnh vực khác nhau.

Đối với hệ thống cảm biến và Internet vạn vật kết nối, các công nghệ này giúp hạn chế thời gian ngừng hoạt động không mong muốn, tránh làm gián đoạn quá trình sản xuất; hạn chế khả năng hàng hóa có thể bị hư hỏng do nhiệt độ, sốc hoặc sự chậm trễ lâu dài…

Phương pháp tiếp cận theo ngành 4.0 giúp kiểm soát chi phí năng lượng theo nhiều cách khác nhau. Khi nhiều động cơ điện được bật cùng lúc (như với quạt hoặc máy nén), công suất kết hợp sẽ tăng lên và có thể tăng lượng tiêu thụ điện của công ty trong tháng đó. Ứng dụng chiến lược Công nghiệp 4.0 giúp phân bổ lại thời gian hoạt động của các động cơ, tránh sự tăng vọt về mức độ sử dụng điện và tăng chi phí.

Nhìn chung, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống đã bước vào một giai đoạn mới đặc biệt năng động, tràn đầy cơ hội và rủi ro. Ảnh hưởng từ cuộc cách mạng 4.0 có thể dẫn đến các vấn đề về thất nghiệp, mất doanh thu và phá sản đối với những doanh nghiệp phản ứng chậm hoặc áp dụng không hiệu quả, tuy nhiên cũng tạo ra nhiều cơ hội thúc đẩy quá trình phát triển của ngành. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng sản xuất và thương mại của nhiều doanh nghiệp. Những thay đổi chủ yếu nằm trong các lĩnh vực: vận hành, bảo trì, năng lượng và thông tin.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới