Trong thế giới của các chuyên gia chất lượng và chuyên gia cải tiến quy trình, có một số sự bất đồng về quan điểm phân biệt giữa hai phương pháp Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) và Lean Six Sigma. Một bên là những người nói rằng hai phương pháp này về cơ bản thì giống nhau, chỉ khác biệt một chút về tên gọi của mỗi giai đoạn trong quy trình. Bên còn lại thì cho rằng hai phương pháp trên khác nhau rất nhiều về phạm vi, ứng dụng và khả năng tạo ra thay đổi lâu dài trong một tổ chức.
Vậy, TQM khác Lean Six Sigma như thế nào?
Trong một vài trường hợp, giữa Lean Six Sigma và TQM có một sự khác biệt rất lớn. Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta thấy một số sự khác nhau phổ biến nhất giữa hai phương pháp.
TQM |
Lean Six Sigma |
Luôn tập trung vào những vấn đề về chất lượng |
Tập trung vào những vấn đề về chất lượng khi chúng liên quan tới mục tiêu chung của doanh nghiệp |
Áp dụng công cụ cải tiến vào các sản phẩm và dịch vụ |
Áp dụng công cụ cải tiến vào các chi phí, chu kỳ sản xuất kinh doanh, mục tiêu,… |
Chuyên môn của nhân sự thường chỉ tập trung ở những bộ phận về chất lượng |
Chuyên môn của nhân sự được phân phối trên khắp tổ chức và áp dụng cho nhiều bộ phận khác nhau |
Tuy nhiên, phương pháp Lean Six Sigma lấy những thứ tốt nhất của TQM và khiến cho chúng trở nên hiệu quả hơn. Ví dụ:
– Phương pháp tiếp cận toàn diện: Thay vì chỉ nỗ lực cải thiện mỗi chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, Lean Six Sigma mở rộng phạm vi cải thiện để bao quát toàn bộ các vấn đề trong doanh nghiệp.
– Công cụ thực tiễn để gặt hái các kết quả kinh doanh thực sự (đo lường được): Lean Six Sigma sử dụng các công cụ cải tiến quy trình và áp dụng chúng để thu được những kết quả kinh doanh thực tế, tức là đo lường được, chứ không chỉ là cải tiến trên lý thuyết.
– Điều chỉnh cơ sở hạ tầng: Thay vì chỉ làm việc tại mỗi bộ phận chất lượng, những người thực hành Lean Six Sigma được làm việc trong phạm vi toàn tổ chức. Họ áp dụng chuyên môn và kinh nghiệm vào công việc hàng ngày của mình, cùng với các nhiệm vụ định kỳ tập trung vào những dự án Lean Six Sigma cụ thể.
– Hiệu suất tối đa: Lean Six Sigma vượt xa tiêu chuẩn tối thiểu của mức “chấp nhận” và tạo ra các hiệu suất tối ưu nhất có thể.
Cuối cùng thì, phương pháp nào là tốt hơn, Lean Six Sigma hay TQM?
Sẽ khó mà có được một câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Cả hai phương pháp đều không dễ dàng hay đơn giản trong việc áp dụng. Chúng đều đòi hỏi rất nhiều thời gian và nguồn lực.
Để đạt được kết quả tốt nhất khi thực hiện Lean Six Sigma thì phương pháp này cần được hỗ trợ đẩy đủ, ứng dụng rộng rãi và trong phạm vi toàn diện. Chỉ Lean Six Sigma mới có thể chuyển hóa toàn bộ hệ thống quy trình và tổ chức, tạo ra hiệu quả vượt trội, thể hiện ở những kết quả nhìn thấy được và đo lường được.
Về phía TQM, đây chắc chắn cũng là một phương pháp hợp lý và xứng đáng để thực hiện, nó đã kiến thiết nên khá nhiều thành công vượt bậc trong nhiều năm qua. Mặc dù vậy, phương pháp này thường tạo ra những kết quả tương đối ngắn hạn so với Lean Six Sigma. Hầu hết các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của điều đó là do TQM không tích hợp đầy đủ các vấn đề và chiến lược kinh doanh tổng thể vào quy trình cải tiến.
Văn phòng NSCL biên dịch
Nguồn: 6sigma.com