Tái cơ cấu năng lực và công nghệ ngành than

Khai thác than ngày càng khó khăn hơn, các mỏ lộ thiên đã cạn kiệt và nhiều mỏ hầm lò đã xuống mức ấm 400-500m so với mực nước biển, nhưng ngành vẫn phải đảm bảo sản lượng và việc làm cho người lao động. Chính vì vậy, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đang nỗ lực tăng sức cạnh tranh băng việc tập trung tái cấu trúc doanh nghiệp.

Ví dụ đối với  Công ty Than Quang Hạnh, Quảng Ninh, giải quyết những khó khăn về điều kiện khai thác và thiếu lao động khai thác than hầm lò bằng những giải pháp cụ thể như:
  • Đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại đưa vào khai thác thay thế cho những thiết bị cũ năng suất thấp.
  • Áp dụng sáng kiến giải pháp khoa học công nghệ như lắp đặt rơle bảo vệ dòng điện quá tải ngăn ngừa sự cố thiết bị giảm ách tắc trong sản xuất, thiết kế chế tạo máy sấy ủng, lắp đặt hệ thống bơm nước nén tự động và đào tạo tay nghề cho các công nhân, kỹ sư… để đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác.
  • Công ty đã thanh lọc, lựa chọn nhân sự có kinh nghiệm, chuyên môn tốt sắp xếp vào những công việc phù hợp, những bộ phận dư thừa lao động thì được sát nhập lại để chuyên môn hóa cho lĩnh vực khác.
  • Công ty đã mở hệ thống sàng tuyển than Lép Mỹ và chuyển số lao động dôi dư này sang hệ thống này.
Kết quả sau khi tái cơ cấu, công ty hiện còn 15 phòng ban, giảm 2/3 so với trước đó. Các đơn vị sản xuất hầm lò hiện có 5 phân xưởng đào lò, 5 đơn vị vận tải và 12 đơn vị khai thác. Quy mô này hiện khá phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Nhờ đó, sản lượng khai thác của đơn vị tăng từ 10-20%/năm, lương người lao động tăng từ 2-3%, bình quân lương lao động đạt 11 triệu đồng/người/tháng. Ngoài than Quang Hanh, nhiều đơn vị khác của Tập đoàn cũng đang thực hiện tốt việc sắp xếp lại lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, Tập đoàn cũng đang triển khai nhiều giải pháp khác nhằm phát triển ngành cụ thể:
  • Xác định lại trữ lượng nguồn tài nguyên để đầu tư khai thác gắn liền với chiến lược phát triển lâu dàu của doanh nghiệp. Đây là nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề đối với TKV vì muốn thực hiện có hiệu quả đòi hỏi việc phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành liên quan, tiếp cận và ứng dụng thực tiễn các phương pháp phân tích số liệu địa chất trong nước và quốc tế có độ tin cậy cao
  • Tạo moi điều kiện để các công ty thành viên chủ động sản xuất và kinh doanh;
  • Hoàn thiện cơ chế khoán, quản trị chi phí trong toàn Tập đoàn dựa trên cơ sở các hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật tiên tiến, kết hợp với các phương pháp phân tích cơ cấu giá thành phù hợp với các điều kiện địa chất, khai thác khác nhau
  • Thực hiện đồng bộ các khâu khai thác, vận chuyển và đổ thải của các mỏ trong vùng.
  • Triển khai liên thông 3 mỏ lộ thiên là Cao Sơn, Cọc Sáu và Đèo Nai (thuộc tỉnh Quảng Ninh) rồi sau đó sẽ nghiên cứu lựa chọn liên thông một số mỏ hầm lò.

Văn phòng NSCl (tổng hợp)

Tin mới