Tác động mạnh mẽ của công nghệ AR đến ngành công nghiệp sản xuất (Phần 2)

Bên cạnh hiệu quả giảm thời gian chu trình, tăng tính chính xác và nâng cao sản lượng của nền sản xuất công nghiệp, công nghệ thực tế tăng cường cũng có thể được ứng dụng tốt trong các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng.

Tình trạng máy móc xuống cấp theo thời gian có thể gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, đặc biệt là thời gian ngừng sản xuất sẽ tăng lên rất nhiều khiến nhà quản lý mất thêm chi phí. Với sự giúp đỡ của công nghệ AR, bạn có thể xác định được những vấn đề tiềm tàng trong trong hệ thống và nhanh chóng khắc phục ngay trước khi nó có thể xảy ra.

Bosch – Một công ty sản xuất xe đã hợp tác với một startup chuyên về AR là Reflekt từ năm 2013 để giúp họ đi đầu trong lĩnh vực này. Reflekt đưa ra ứng dụng mang tên Commond Augmented Reality Platform – Nền tảng thực tế tăng cường ứng dụng (CAP) có thể áp dụng trong nhiều công việc thực tế trong đó có bảo dưỡng.

Mới đây, Mitsubishi Electric đang phát triển công nghệ hỗ trợ bảo trì sử dụng  AR dựa trên nguyên mẫu 3D cho phép người sử dụng xác định những vị trí cần kiểm tra và xem kết quả trực tiếp thông qua tính năng điều khiển bằng giọng nói.

Công ty cũng kì vọng hệ thống AR của họ có thể được sử dụng trong nhiều hoạt động bảo dưỡng hơn với những ứng dụng khác như kiểm tra hệ thống xử lý nước hay hệ thống điện tại các tòa nhà. Việc có thể theo dõi được trạng thái hoạt động của máy móc thông qua màn hình của công nghệ AR sẽ giúp rất nhiều cho các kỹ thuật viên của các công ty, nhưng AR còn có thể đạt được nhiều hơn nữa chứ không chỉ dừng lại ở phát hiện lỗi.

Milan Kocic – Quản lý phát triển kinh doanh sản phẩm của Hexagon Manufacturing Intelligence chia sẻ: “Trong ngành công nghiệp vũ trụ, thông qua AR, bạn có thể truy cập vào mục hướng dẫn lắp ráp được trên màn hình máy chiếu bất kì lúc nào, ở đó bạn có thể biết được trình tự thực hiên những vị trí lắp đặt thiết bị. Các thao tác vận hành ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường có sự khác biệt với những công nghệ hiện có nằm ở khả năng tùy biến của nó. Tương tự như công nghệ in 3D, 20 năm trước đây là một thứ xa xỉ và hoạt động rất chậm, nhưng giờ đây đã rẻ và nhanh chóng hơn rất nhiều.”

Ông cũng cho biết thêm: Các thông số kỹ thuật được hiển thị trong thời gian thực giúp các nhân viên vận hành dễ dàng nhận ra các nguy cơ tiềm tàng hơn. Từ đó việc bảo trì dự báo có thể được thực hiện kịp thời, giúp hạn chế các chi phí khắc phục hậu quả khi sai lỗi xảy ra.

Công ty sản xuất thang máy Thyssenkrupp thông báo rằng kỹ thuật viên của họ sẽ sử dụng kính hologram của Microsoft như một công cụ hỗ trợ trong công việc của họ. Với việc sử dụng Hololens, những kỹ thuật viện này có thể quan sát và tìm ra vấn đề xảy ra với thang máy trước và dễ dàng truy cập những thông tin cần thết trong quá trình làm việc.

Với những ứng dụng đang ngày càng được mở rộng, công nghệ thực tế tăng cường đang cung cấp một nền tảng tiện ích đột phá cho các hoạt động sản xuất công nghiệp.

Văn phòng NSCL

Tin mới