Tác động mạnh mẽ của công nghệ AR đến ngành công nghiệp sản xuất (Phần 1)

Công nghệ thực tế tăng cường (Augmented Reality – AR) đang phát triển mạnh mẽ và dần khẳng định tầm quan trọng của nó trong nền sản xuất công nghiệp.

Công nghệ thực tế tăng cường là yếu tố cấu thành không thể thiếu của một tương lai mà trong đó các mô hình sản xuất 3D, không gian internet và không gian xung quanh con người được kết nối như một thể thống nhất. Đây cũng là nơi kỹ thuật số sẽ hòa trộn với thực tế và tất cả các đối tượng vật lý như con người, máy móc dưới dạng các thông số điện tử và tất cả có thể được quản lý, điều chỉnh bởi Big data, trong một hệ sinh thái minh bạch như blockchain.

Rất nhiều nhà sản xuất đã và đang bắt đầu tìm hiểu về những lợi ích to lớn mà công nghệ thực tế tăng cường đem lại trong môi trường sản xuất công nghiệp. Đây là một xu hướng mới song hành cùng sự phát triển của phần cứng và phần mềm hỗ trợ cho dòng công nghệ này. Cũng giống như nhiều công nghệ mới nổi khác, chúng ta mới chỉ chạm vào phần nổi của tảng băng mang tên thực tế tăng cường. Vẫn còn nhiều điều thú vị đang cần được khám phá mà công nghệ này có thể mang lại cho sản xuất công nghiêp.

Hoạt động sản xuất công nghiệp hiện đại bao gồm cả công việc lắp ráp những chi tiết kỹ thuật phức tạp với hàng trăm đến hàng ngàn bộ phận, những công việc yêu cầu sự phối hợp chính xác nhất và nhanh nhất có thể. Kể cả đó là lắp ráp 1 chiếc điện thoại thông minh hay một chiếc máy bay phản lực, mỗi một sản phẩm mới đòi hỏi một quy trình lắp ráp riêng biệt.

Theo Ash Eldritch – CEO và đồng sáng lập của Vital Enterprise (Công ty chuyên phát triển phần mềm thực tế tăng cường): “Những hướng dẫn trong công việc của bạn thường được gói gọn trong các file PDF và nó thường khó để sử dụng. Hơn nữa những tài liệu này lại ít được cập nhật thường xuyên. Chúng tôi nâng cấp những tài liệu hướng dẫn đó thành thứ có thể giúp đỡ bạn thông qua hình ảnh trực tuyến  khi thực hiện công việc mà không gây vướng tay, và còn có thể điều khiển được bằng giọng nói. Qua đó, chúng tôi phân tích những tài liệu sẵn có song song với thực hiện những bản vẽ kỹ thuật và video quy trình của người sử dụng sau đó đưa vào bộ nhớ của kính AR. Điều này có nghĩa bạn sẽ tiết kiệm được công sức phải mang theo những tập tài liệu nặng nề khi thực hiện công việc của mình”.

VR cũng là nền tảng cơ bản để công nghệ IoT phát huy tiềm năng của nó, được gọi là Internet of Actions,

Mặc dù khái niệm thông tin được chiếu lên màn hình hiển thị có thể khá mới lạ, nhưng việc hỗ trợ những quy trình lắp ráp phức tạp đã trở thành một ứng dụng thử nghiệm của công nghệ AR.

(Còn tiếp)

Văn phòng NSCL

Tin mới