Sự thay đổi trong Tiêu chuẩn về kích cỡ trang phục

Bạn đã từng tự hỏi các kích cỡ trang phục được tính toán như thế nào và tại sao chúng thay đổi? Một tiêu chuẩn để tính toán kích cỡ trang phục và hồ sơ hình dáng vừa được cập nhật nhằm đảm bảo rằng mọi thứ đều phù hợp và vừa vặn. Kích cỡ trang phục tiêu chuẩn xuất hiện vào giữa thế kỷ 19 và liên tục thay đổi. Ngày nay, kích cỡ trang phục giữa các thương hiệu và các quốc gia tiếp tục thay đổi dựa trên các thông tin về thân hình của các nhóm khách hàng khác nhau. Để xác định được những kích thước đó, các nhà sản xuất cần biết đo bằng cách nào và đo những phần cơ thể nào để đảm bảo tỷ lệ là chính xác. Tiêu chuẩn ISO 8559 sẽ giúp họ làm điều đó, xác định “đo bằng cách nào và đo ở đâu trên cơ thể”. Phiên bản ISO này cũng vừa được sửa đổi. Tiêu chuẩn ISO 8559 cung cấp hướng dẫn cho các nhà sản xuất trang phục để phát triển hồ sơ về kích thước và hình dạng trang phục dựa trên những nhóm khách hàng khác nhau, nhằm tạo ra tất cả các loại quần áo và ma-nơ-canh. ISO 8559 được cập nhật để phản ánh những thay đổi trong lĩnh vực thời trang ngày càng năng động và loại bỏ rào cản thương mại bằng cách thống nhất việc đánh dấu kích cỡ và các khái niệm tham chiếu trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn đã được tạo ra và sửa đổi bởi Ủy ban Kỹ thuật ISO/TC 133, hệ thống kích cỡ trang phục – tên kích cỡ, phương pháp đo được tổ chức bởi SABS, thành viên ISO của Nam Phi. Reena Pandarum, Chủ tịch của ISO/TC 133 cho biết dòng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 8559 có khả năng nâng cao sự hài lòng của khách hàng và làm giảm tỷ lệ trang phục bị khách hàng trả lại do không vừa. “Tiêu chuẩn này cũng sẽ giúp làm giảm các rào cản đối với thương mại quốc tế bằng cách cung cấp một tập hợp các kích thước và điều khoản tham chiếu phổ quát, giúp đơn giản hóa thông tin về nhãn hàng may mặc cho người mua sắm bởi vì hiện tại, kích thước của cơ thể được liệt kê trên nhãn hàng may mặc không liên quan đến các cách thức đo các số đo trên cơ thể.” Tiêu chuẩn ISO 8559 có hai phần. Phần 1 đề cập đến định nghĩa và thế hệ của các phép đo cơ thể, việc tạo ra hồ sơ kích thước, thông tin về hình dáng và các ứng dụng của chúng trong lĩnh vực thời trang. Phần 2 được thiết kế để sử dụng kết hợp với phần một và chỉ ra kích thước căn bản và thứ cấp cho các loại quần áo khác nhau. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là thiết lập một hệ thống kích thước mà các nhà sản xuất và nhà bán lẻ có thể sử dụng để chỉ cho người tiêu dùng biết sản phẩm may mặc phù hợp với mỗi khách hàng.

Văn phòng NSCL biên dịch

Nguồn: iso.org

Tin mới