Bảo trì định kỳ và bảo trì dự đoán là hai kỹ thuật trong bảo trì phòng ngừa nhằm mục đích giảm thiểu khả năng hỏng hóc thiết bị trước khi chúng xảy ra. Một công ty có thể sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp bảo trì định kỳ và bảo trì dự đoán. Vậy sự khác nhau giữa hai kỹ thuật này là gì?
Bảo trì định kỳ (PM)
Bảo dưỡng định kỳ là hoạt động thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và bảo trì thiết bị để giữ cho thiết bị hoạt động trong điều kiện tối ưu và ở mức hiệu suất như được thiết kế. Bảo trì định kỳ thường xuyên giúp giảm khả năng hỏng hóc thiết bị và kéo dài tuổi thọ thiết bị.
Bộ phận sản xuất và bộ phận bảo trì cùng lên kế hoạch cho các hoạt động bảo trì định kỳ nhằm giảm thiểu thời gian ngừng sản xuất, từ đó dẫn đến những cải tiến trong giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm và gắn kết nhân viên.
Lý tưởng nhất là các nhiệm vụ bảo trì định kỳ được lên lịch vào những thời điểm ít tác động đến năng suất nhất, ví dụ như ban đêm hoặc vào đầu hoặc cuối ngày. Bảo trì có thể được lên lịch dựa trên lịch sử sự cố thiết bị. Phân tích nguyên nhân gốc rễ được thực hiện đối với các lỗi thiết bị, đưa ra các giải pháp để ngăn chặn sự hỏng hóc tương tự tái diễn.
Các nhiệm vụ có thể được lên lịch dựa trên ngày hoặc lịch sử dụng, thường theo khuyến cáo của các nhà sản xuất thiết bị. Ví dụ, nhiều nhà sản xuất thang máy đề xuất thực hiện bảo trì sau 150-200 giờ vận hành.
Bảo trì định kỳ có thể chiếm một chi phí nhất định, nhưng số tiền chi cho việc giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố sẽ hầu như thấp hơn chi phí phải chi do hỏng hóc máy móc. Mặc dù thế, phương pháp PM không phải là không có thách thức. Thiết bị hoạt động liên tục suốt ngày đêm cần phải tắt để hoàn thành các nhiệm vụ bảo trì, điều đó có nghĩa thời gian chết là không thể tránh khỏi. Kết quả là, thực hiện PM có thể gây ra tốn kém.
Tóm lại, có một số lợi ích rõ ràng của bảo trì định kỳ (PM) như sau:
Bảo trì dự đoán (PdM)
Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện bảo trì định kỳ. Nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp đã đào sâu bằng cách đặt câu hỏi: Có phải hỏng hóc đã được phát hiện trước khi có khả năng xảy ra hay không?
Đây là lúc mà bảo trì dự đoán xuất hiện. Mục đích là sử dụng các số liệu độ tin cậy của máy móc như MTBF (Thời gian trung bình giữa 2 lần hỏng máy) và lịch sử lỗi bộ phận máy để xác định xác suất xảy ra lỗi của các bộ phận quan trọng (gây dừng máy). Như vây, bạn có thể dự đoán khi nào hỏng hóc thiết bị có thể xảy ra, và giao các nhiệm vụ bảo trì được thực hiện trước khi chúng xảy ra.
Với những tiến bộ công nghệ liên tục, nhiều công ty đang sử dụng các kỹ thuật như hình ảnh nhiệt, phân tích độ rung và phân tích dầu để dự đoán những hỏng hóc. Ví dụ, hình ảnh nhiệt cho phép sử dụng hồng ngoại để chụp ảnh thiết bị và xác định bất kỳ điểm nóng nào, do đó xác định chính xác các vấn đề tiềm ẩn. Hầu hết các kỹ thuật này có thể được thực hiện khi máy đang chạy.
Bằng cách theo dõi hiệu suất, nhân viên bảo trì có thể nhìn trước các vấn đề có thể xảy ra để thực hiện sửa chữa và thay thế trước khi xảy ra hỏng hóc thực tế. Do đó, việc bảo trì chỉ cần được thực hiện khi có yêu cầu và thời gian sản xuất không bị ảnh hưởng.
Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ được đánh giá cao về độ an toàn và tỷ lệ tử vong tối thiểu do lỗi thiết bị. Họ đã làm gì để đạt được những thống kê hiệu suất vượt trội này? Trong nhiều năm, ngành này đã dẫn đầu bằng cách sử dụng các kỹ thuật bảo trì dự đoán và tiếp tục thúc đẩy các giải pháp công nghệ hàng đầu để phát hiện các hỏng hóc trước khi chúng xảy ra.
Xử lý trực tiếp các nguyên nhân gây ra lỗi thiết bị cũng có nghĩa là cần ít thời gian hơn cho các nhiệm vụ bảo trì phòng ngừa. Về lý thuyết, bảo trì dự đoán giảm thiểu khả năng hỏng hóc xảy ra ở mức thấp nhất có thể. Tuy nhiên, bảo trì dự đoán cũng có thể phức tạp và cần đến một khoản đầu tư ban đầu cao hơn so với bảo trì phòng ngừa, nhưng nếu được thực hiện tốt, chỉ số doanh thu trên chi phí có thể khá cao.
Tóm lại, lợi ích của bảo trì phòng ngừa là:
Sự khác biệt chính giữa hai cách tiếp cận là PM có thể cần dừng thiết bị còn PdM có thể được thực hiện trong khi thiết bị vẫn đang chạy.
Mặc dù không có cách tiếp cận đúng hay sai để bảo trì, nhưng việc tận dụng lợi ích của cả chiến lược PM và PdM thường được coi là cách hiệu quả nhất về chi phí để duy trì hiệu suất thiết bị và ngăn ngừa hỏng hóc. Việc bổ sung PdM cho phép giảm thiểu khả năng hỏng mà không tốn quá nhiều chi phí do thực hiện quá nhiều nhiệm vụ PM. Cả hai chiến lược đều quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sử dụng phương pháp tinh gọn và chương trình bảo trì năng suất toàn diện (TPM).
Văn phòng NSCL biên dịch