Sử dụng phần mềm để thu thập dữ liệu tính toán OEE

OEE là điểm chuẩn đã được công nhận trên thế giới nhằm đánh giá hiệu suất của thiết bị so với điều kiện lý tưởng tại nhà máy. Để đo đạc được OEE cần có các dữ liệu sản xuất phức tạp, các thông tin phải được trình bày trực quan để giúp xác định tình trạng tắc nghẽn, phát hiện các thiết bị hoạt động kém hay chưa hoạt động được hết công suất.

Tại Việt Nam hiện nay, phương pháp thu thập dữ liệu để đánh giá OEE phổ biến vẫn là bằng thủ công. Vào cuối ngày, nhân viên vận hành sẽ thu thập thông tin vào form giấy; thông tin sau đó sẽ được thu thập và đánh giá vào hàng tuần, hàng tháng hay hàng quý tùy vào từng nhà máy. Cách thức này khiến thông tin sự cố không được cập nhập liên tục, khiến việc xác định lý do thiết bị hoạt động kém hiệu quả trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian thảo luận.

Hiện nay, đã có một số phần mềm giúp nhập dữ liệu tự động. Dữ liệu sẽ được cập nhận theo thời gian thực. Những dữ liệu về trạng thái hiện tại của thiết bị (chạy máy, dừng máy hay standby), hay lý do ngừng máy… sẽ được cập nhập theo thời gian thực. Nhờ đó giảm thời gian để xác định nguyên nhân thiết bị dừng hoạt động, thay vào đó tăng thời gian để xử lý và cải tiến thiết bị.

Ngoài ra, rất nhiều công ty có hiện trạng tính được OEE hàng ngày, hàng tháng nhưng không biết cách xử lý, phân tích số liệu OEE thế nào. Phần mềm đánh giá OEE sẽ giúp đưa ra các báo cáo thống kê. Việc áp dụng phần mềm đánh giá OEE có thể thu hồi vốn trong 1 năm.

Điển hình áp dụng phần mềm – Công ty Pepsi PVB áp dụng phần mềm tính OEE, thu hồi vốn trong 1 năm

Tại Nampa, Idaho nước Mỹ, thị trường hàng tiêu dùng luôn đòi hỏi sự cải tiến hương vị liên tục ở nhà sản xuất để đảm bảo cung cấp càng đa dạng càng tốt các hương vị nước ngọt.

Công ty sản xuất và phân phối nước ngọt đóng chai Pepsi (Pepsi Bottling Ventures, PBV) có hơn 100 hương vị và nhãn hiệu khác nhau. Công ty là nhà sản xuất và phân phối mặt hàng Pepsi-Cola lớn thứ ba ở Bắc Mĩ, với 27 nhà máy sản xuất và đóng chai ở 6 bang khác nhau.

Để tính OEE, người vận hành máy phải ghi chép bằng tay thời gian dừng máy mỗi ca. Dựa vào những ghi chép tay thế này, phải đến cuối tháng các số liệu mới được xử lý và phân tích. Do đó, PBV đặt ra mục tiêu kết nối máy tinh với các số liệu này theo thời gian thực, để có thể có giải pháp khắc phục ngay khi máy dừng. Sử dụng các thông tin thời gian thực, các cấp quản lý hay các công nhân vận hành có thể quản lí hiệu quả các khối lệnh/ dòng lệnh và quá trình sản xuất, giám sát sự biến đổi từ vật liệu thô thành thành phẩm và thu thập thông tin ở thời gian thực về năng suất, chất lượng, nguyên vật liệu và quản lí tài sản.

Nhờ hệ thống này, công ty cũng xác định được thời gian chuyển đổi để sản xuất sản phẩm khác mất 90 phút, làm tốn thời gian và lợi nhuận của công ty. Công ty đã xác định công đoạn gây nút thắt cổ chai là công đoạn nạp liệu (filling) vào chai. Sau khi khắc phục, thời gian chuyển giao giảm còn 45 phút, tiết kiệm nguyên liệu thô và công đoạn đóng gói. Công suất của công đoạn filling được tăng thêm 10%.

Sau khi thấy được tiến triển về hiệu suất tại dây chuyền filling, PBV dùng dữ liệu thu thập từ phần mềm Wonderwar để phân tích ROI:

Ước tinh Thực tế
Đầu tư 85000 76219
Lợi nhuận hàng năm 67334 78548
Thời gian hoàn vốn 1,25 0,97 năm

PBV sẽ tiếp tục sử dụng những kinh nghiệm họ có để duy trì quá trình cải thiện liên tục của họ, đồng thời xác định các cơ hội đầu tư vốn phát triển trong tương lai có thể định ước bằng ROI.

Văn phòng NSCL tổng hợp

Tin mới