Theo Louise Goeser, văn phòng chất lượng của Ford, “Trong thực tế, một nửa sự hài lòng của khách hàng là ở sự tin tưởng của họ đối với Ford và những dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng khách hàng đã hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của Ford vẫn đang duy trì niềm tin đối với hãng.”
Khi Ford mở ra những đại lý mới, Ban lãnh đạo của Ford ở trụ sở chính đặt tại Dearborn Michigan cần tiếp nhận một lượng thông tin lớn hơn và áp lực quản lý tăng lên rất nhiều. Để giải quyết vấn đề này, Six Sigma đã được đưa vào áp dụng ở khắp mọi nơi, từ các công đoạn sản xuất cho đến các nhóm quản lý và nhóm chăm sóc/khảo sát ý kiến khách hàng. Việc chuyển đổi phương pháp quảy lý chất lượng từ TQM sang Six Sigma là xu hướng có thể được nhìn thấy ở Ford, đặc biệt là trong một nền kinh tế khó khăn.
Tuy nhiên, trở lại vấn đề cạnh tranh trên thị trường xe hơi, chúng ta biết rằng “Ford đem đến sự phong phú về sản phẩm nhưng GM có quy mô lớn hơn”, dù cả 2 hãng xe đều xứng đáng để “Dẫn đầu, Làm theo, hoặc sẽ đi chệch hướng.” Đây có thể là một cách nhìn nhận để Công ty Ford Motor không chỉ quản lý chất lượng toàn diện mà còn cần cải thiện không ngừng cho mỗi một quá trình bằng cách sử dụng công cụ Six Sigma. Áp dụng Six Sigma toàn diện cho tất cả các khâu sản xuất và kinh doanh liên quan đến con người, từ người tiêu dùng, nhân viên cho đến các quản lý cấp cao.
Khẩu hiệu “Chất lượng là ưu tiên số 1” mất dần trên kênh Marketing tại Ford, nhưng là một tổ chức lớn trên thị phần của ngành công nghiệp ô tô, Ford chứng minh chất lượng và đẳng cấp của mình thông qua thực hành hiệu quả Six Sigma. “Chào mừng bạn đến với gia đình Ford,” cùng với chữ ký của Giám đốc điều hành Bill Ford đã trở thành thông điệp mới của Ford.
Thông qua Six Sigma và những gì Công ty Ford đã thể hiện, Ford đã đem đến giá trị cho khách hàng như thể việc chăm sóc những người thân trong một gia đình. Hệ điều hành chất lượng của Công ty là rất quan trọng để xác định và sửa chữa các vấn đề trong các cơ sở sản xuất. Six Sigma thực hiện trong mỗi nhà máy bao gồm các nhóm chức năng chéo của các kỹ sư, quản lý nhà máy, và các chuyên gia, tất cả các nhà sản xuất giải quyết vấn đề chuyên nghiệp đều đã được đào tạo qua Six Sigma.
Hiện nay tại Ford có khoảng hơn 67.400 công nhân viên đã được đào tạo về công cụ cải tiến và kiểm soát lỗi Six Sigma. Bên cạnh đó, Six sigma và nhiều công cụ quản lý chất lượng sản phẩm khác đang tiếp tục được nghiên cứu và sử dụng lồng ghép với nhau như là một cách thức tìm ra giải pháp Quản lý chất lượng tổng thể một cách toàn diện và hiệu quả.
Văn phòng NSCL biên dịch
Nguồn: brighthubpm.com