Sản xuất tinh gọn tích hợp công nghệ 4.0: Giải pháp tối ưu hóa hoạt động sản xuất

Việc thực hiện triệt để tích hợp sản xuất công nghiệp tinh gọn 4.0 là một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất, bởi đây là một khái niệm còn mới với đa số họ. Để có thể triển khai tốt giải pháp này, một số chuyên gia cho rằng các công ty cần phải cân nhắc ưu tiên giải quyết một số vấn đề mấu chốt.

Dưới đây là ba ví dụ:

Vấn đề 1: Chuyển đổi thời gian sản xuất

Việc chuyển đổi sản phẩm có thể mất nhiều thời gian, nhưng điều này là cần thiết để các nhà sản xuất cải thiện và tối ưu hóa dây chuyền của mình. Bằng cách sử dụng Lean kết hợp với các công cụ tự động hóa kỹ thuật số như cảm biến và phần mềm, các nhà sản xuất có thể tạo ra điều kiện lý tưởng hơn cho quá trình sản xuất và giảm được sự can thiệp không cần thiết từ con người.

Thay đổi sản phẩm có thể mất nhiều thời gian, nhưng chúng là cần thiết để các nhà sản xuất sử dụng một dây chuyền sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm. Bằng cách sử dụng các nguyên tắc quản lý Lean, cùng với các công cụ tự động hóa kỹ thuật số như cảm biến và phần mềm, các nhà sản xuất có thể tạo điều kiện thay đổi hiệu quả hơn mà không cần sự can thiệp của nhà điều hành.

Vấn đề 2: Đánh giá hiệu suất thiết bị và tỉ lệ sai lỗi

Việc đánh giá hiệu suất thiết bị là một vấn đề khác mà giải pháp Công nghiệp – tinh gọn 4.0 có thể giúp khắc phục. Bằng cách làm tinh gọn quá trình sản xuất, Lean giúp các doanh nghiệp nhận diện được các lãng phí, xác định được đâu là hoạt động tạo ra giá trị còn đâu thì không. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tìm ra lý do gây lãng phí và đưa ra các biện pháp đối ứng cần thiết, chẳng hạn như bảo trì phòng ngừa để cải thiện hiệu quả chỉ số hiệu suất thiết bị tổng thể (OEE) và giảm thời gian ngừng hoạt động cần thiết để khắc phục các vấn đề nhỏ.

Tích hợp với công nghệ 4.0, hiệu quả của giải pháp này đã được đẩy lên một tầm cao mới. Thuật toán phân tích nâng cao có thể phân tích một lượng lớn dữ liệu được chuyển về từ các cảm biến, từ đó việc phát hiện cũng như khắc phục vấn đề sẽ nhanh chóng và kip thời hơn. Ví dụ, các nhà sản xuất có thể nhận thấy khả năng hỏng hóc của thiết bị thông qua dữ liệu thu thập từ bộ cảm biến; tiếp đến, những bộ phận có nguy cơ hỏng hóc sẽ được tháo ra và bảo trì phòng ngừa tại thời điểm tối ưu, giảm thời gian chết máy và giảm thiểu chi phí thay thế và gián đoạn sản xuất.

Vấn đề 3: Chất lượng sản phẩm không phù hợp

Trở lại với ứng dụng của việc thu và phân tích dữ liệu nhờ công nghệ cảm biến, lợi ích rõ ràng của việc áp dụng công nghệ này là cung cấp những cảnh báo về sản phẩm không đạt chất lượng tiêu chuẩn đồng thời đưa ra những dữ liệu cụ thể nhằm phục vụ cải tiến quy trình và nâng cao chất lượng sản phẩm. Biện pháp xử lý phòng ngừa vẫn luôn là giải pháp cần được chú trọng bởi tính thực dụng của nó, và quan trọng hơn giải pháp này cũng giảm hạn chế những sản phẩm kém chất lượng được bán ra thị trường và cải thiện niềm tin của người tiêu dùng vào thương hiệu.

Trên đây là một số vấn đề mấu chốt cần thực hiện để doanh nghiệp có thể áp dụng triệt để Công nghiệp – tinh gọn 4.0, tuy nhiên, chính mỗi doanh nghiệp cũng cần chủ động đầu tư và duy trì thực hiện giải pháp trong một khoảng thời gian dài để đạt hiệu quả tối ưu.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới