Sản xuất Tinh gọn: Làm thế nào để tiết kiệm thời gian tại dây chuyền sản xuất

Khẩn trương lên hay … chờ đợi? Chờ đợi là một phần của cuộc sống thường nhật. Chúng ta phải ngồi chờ cà phê vào mỗi buổi sáng. Chúng ta phải ngồi đợi máy tính khởi động quá lâu mỗi lần bật nó lên hay chờ đợi khi tham gia giao thông. Việc này chắc chắn là một nỗi bực mình lớn đối với nhiều người, nhưng chờ đợi trong sản xuất ngoài sự bực mình – nó gây ra nhiều vấn đề hệ trọng, làm giảm năng suất và lợi nhuận. Trong nhiều trường hợp, khi một dây chuyền sản xuất gặp trục trặc là hàng ngàn đô la sẽ bị mất mỗi phút, điều này khiến chúng ta tin rằng câu nói “Thời gian là tiền bạc” chắc hẳn là do một kỹ sư công nghiệp nghĩ ra.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lãng phí trong sản xuất khi mà thứ này cứ phải chờ đợi thứ kia. Con người chờ đợi con người. Con người chờ đợi máy móc. Máy móc chờ đợi con người. Những tương tác này chính là nguyên nhân cơ bản gây ra sự chậm chạp và trì trệ trong sản xuất. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng hiện nay của hầu hết các hoạt động sản xuất cũng tự gây ra những sự trì hoãn và đình trệ cho chính nó.

Người tiêu dùng thường muốn nhà sản xuất chế tạo theo yêu cầu của họ, điều đó có nghĩa là các sản phẩm không nhất thiết phải đi qua tất cả mọi giai đoạn của quy trình sản xuất; mỗi khi thêm thắt gì đó nhằm đa dạng hóa sản phẩm là lại tạo ra thay đổi lớn, từ đó gây ra trì trệ trong sản xuất. Việc vận hành nhiều hoạt động song song sẽ giúp giảm thiểu được sự chậm trễ. Ví dụ, giả sử mỗi sản phẩm thứ ba cần bổ sung thêm một thành phần. Chúng ta có thể tạm thời đem những sản phẩm này xuống khỏi dây chuyền để lắp thêm bộ phận cần thiết cho chúng, giúp mỗi trạm có thể hoàn thành công việc mà không cần phải chờ đợi. “Takt time” (lượng thời gian tối đa cho phép để sản xuất ra một sản phẩm mà vẫn đáp ứng được nhu cầu khách hàng) của mỗi trạm trở nên thoải mái hơn và giúp dây chuyền sản xuất cân bằng hơn. Để điều này có thể khả thi, yếu tố quan trọng là cần phải vận chuyển nguyên liệu đến dây chuyền thật đúng giờ. Đây là nơi mà sự cải tiến vận chuyển nguyên liệu bộc lộ tác dụng của nó.

Việc tạo ra sản phẩm vừa đúng chất lượng, vừa đúng số lượng, lại vừa đúng thời gian quả thực là một thách thức. Nếu để cho nhân viên làm công việc vận chuyển nguyên liệu thì sẽ rất tốn kém. Việc vận chuyển theo mô hình Just in time đòi hỏi nhiều nhân lực, và việc có quá nhiều loại sản phẩm trên dây chuyền sẽ dễ gây tắc nghẽn hơn. Điều đó cũng làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn và thương tích. Hệ thống phương tiện tự quản (AGV) chưa giúp được gì mấy cho việc giảm thời gian chờ đợi.

Hệ thống AGV truyền thống sử dụng một trong hai phương pháp:

– Đi theo các dải sọc từ màu đen hoặc gắn chúng vào nền nhà ở các lối đi.

– Đi theo các tuyến đường được lập trình sẵn trong phần mềm của AGV.

Cả hai phương pháp trên đều chưa tính đến những khả năng xấu. Trong trường hợp xảy ra tắc nghẽn lối đi, AGV sẽ phải chờ đến khi nào đường thông thoáng, không còn vật cản thì mới hoạt động tiếp. Điều này đồng nghĩa với việc sản xuất bị ngừng lại, và công nhân phải ngồi đợi trong sự bực mình.

Công nghệ tiên tiến giúp đưa ra những phương án thay thế khả thi

Đối với hệ thống phương tiện tự lái (SDV), những vật cản gây tắc nghẽn đường đi sẽ không còn là vấn đề gì. Các robot di động này sử dụng một công nghệ được gọi là Định vị và bản đồ hóa đồng thời  (SLAM) và chúng thích ứng được với những điều kiện thay đổi. SLAM có thể giúp xác định đường đi dựa theo hoàn cảnh thực tế, nhờ vậy mà SDV có khả năng nhận ra rào cản trên lối đi và sẽ tìm đường khác thay thế. Phương tiện này hoạt động rất giống con người, nó có thể tìm ra con đường tốt nhất để vận chuyển nguyên liệu.

Các cảm biến gắn trên SDV không chỉ “nhìn thấy” chướng ngại vật. Chúng còn giúp các SDV tránh va chạm hay gây ra tai nạn với con người. Kết quả là, việc vận chuyển nguyên liệu đúng thời gian sẽ giúp việc vận hành song song trở nên khả thi và dây chuyền sản xuất hoạt động trôi chảy hơn.

Vawb phòng NSCL biên dịch

Nguồn: ottomotors.com

Tin mới