Sản xuất tinh gọn có thể giúp chấm dứt tình trạng bóc lột lao động hay không?

Mặc dù không ai ủng hộ cho việc bóc lột lao động, nhưng trong hoàn cảnh thương mại hóa toàn cầu thì việc tồn tại những điều kiện làm việc không tốt là điều khó có thể tránh khỏi. Để cạnh tranh, các nhà sản xuất ở những nước kém phát triển thường chọn phương pháp tiết kiệm chi phí. Trong khi đó, người ta lại thường cho rằng cải thiện điều kiện làm việc sẽ gây tốn kém chi phí, đồng nghĩa với việc làm giảm tác dụng của phương pháp cạnh tranh mà các doanh nghiệp này ưa sử dụng. Tuy nhiên, có một cách khác để giải quyết vấn đề này, đó là thay thế quá trình sản xuất đại trà truyền thống bằng sản xuất tinh gọn. Một nghiên cứu về sự phát triển của hệ thống chuỗi cung ứng đã được thực hiện tại tập đoàn Nike. Vào giữa những năm 2000, Nike đã triển khai một chương trình áp dụng sản xuất tinh gọn vào hệ thống cung ứng hàng may mặc của họ tại những quốc gia đang phát triển. Chương trình này giúp đảm bảo nguồn đầu mối cung cấp, hỗ trợ đào tạo chuyên sâu về quản trị nhà máy, và giám sát các dây chuyền sản xuất về việc ứng dụng phương thức quản lý mới. Phương pháp này hướng tới cải tiến quy trình vận hành sản xuất – nỗ lực cung cấp những sản phẩm chất lượng cao theo từng lô nhỏ hơn và trong những khoảng thời hạn ngắn hơn. Mục đích của nghiên cứu này không phải là nhằm vào sự thành công của phương pháp trên, mà là vào tác động của sản xuất tinh gọn đối với nơi làm việc. Qua những hoạt động kiểm toán tiền lương, giờ làm việc, chế độ an toàn, sự tuân thủ quy định và ý thức bảo vệ môi trường, nghiên cứu đã xem xét khả năng: liệu sự chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất tinh gọn có tạo ra tác động nào đối với điều kiện lao động tại nhà máy hay không. Một nghiên cứu khác về ảnh hưởng của sản xuất tinh gọn tại 11 quốc gia đang phát triển đã cho thấy, những nhà máy có áp dụng phương pháp này đều cải thiện được điều  kiện lao động. Trung bình, tỷ lệ vi phạm nghiêm trọng các quy định lao động đã giảm được 15% (từ 40% xuống còn 25%). Những tỷ lệ này chủ yếu phản ánh tình trạng lương thưởng, bổng lộc và ngày nghỉ – những yếu tố quan trọng cấu thành nên tiền lương thực lĩnh và sự cân bằng giữa công việc với đời sống của các công nhân. Những phát hiện trên đã cho thấy rằng, một sự thay đổi trong phương pháp quản lý có thể đóng một vai trò cốt yếu trong việc làm thuyên giảm tình trạng bóc lột lao động. Nike và các công ty đa quốc gia khác không phải là những doanh nghiệp duy nhất ủng hộ quan điểm này. Tổ chức Lao động Quốc tế đã vận động áp dụng những phương pháp quản trị nguồn nhân lực tiên tiến thông qua chương trình Better Work, một sự hợp tác với Tập đoàn Tài chính Quốc tế mà hiện đã triển khai tới 8        quốc gia đang phát triển. Các công ty tư vấn chuyên ngành như Impactt cũng cung cấp những khóa đào tạo quản lý tập trung vào lợi ích kinh tế của việc tái cơ cấu nơi làm việc theo hướng tạo ra điều kiện lao động tốt hơn.

Văn phòng NSCL tổng hợp

Nguồn: www.leanmanufacturingtimes.com

Tin mới