Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động rất lớn, thậm chí thay đổi hoàn toàn cách ngành sản xuất hoạt động. Những công nghệ mới dẫn đến sự ra đời của các nhà máy thông minh tự động hóa, số hóa và liên kết tất cả các công đoạn sản xuất dựa trên tích hợp Internet vạn vật (IoT), internet, big data, ứng dụng thực tế – ảo và đặc biệt là công nghệ điện toán đám mây như đã tìm hiểu trong phần trước. Ở phần này, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá những ứng dụng khác của sản xuất thông minh.
Sự thay đổi kết cấu truyền thông
Trong quá khứ, tự động hóa trong công nghiệp được chi phối bởi sự liên kết theo mô hình “điểm-nối-điểm” giữa thiết bị điều khiển và thiết bị chuyên trách tương ứng. Tuy nhiên ngày nay, mô hình truyền thông phân tầng kim tự tháp đang dần chiếm ưu thế hơn so với các mô hình truyền thống. trong mô hình này, một thiết bị điều khiển có thể vận hành một hay một số thiết bị đầu cuối thông qua đường dẫn, nhờ đó một kết cấu truyền thông tin giống như mạng lưới được tạo ra.
Bảo đảm toàn vẹn dữ liệu
Tính sẵn có của dữ liệu được chia sẻ liên tục trên toàn cầu hiện nay đã đặt ra một câu hỏi về tính toàn vẹn của dữ liệu. Hiện nay, các tính năng bảo mật của dần trở nên phổ biến để đáp ứng nhu cầu bảo vệ tính toàn vẹn dữ liệu cho người dùng, một số tính năng đang được áp dụng rộng rãi như: mã hóa, xác thực, đăng kí và ủy quyền. Thông qua tính bảo toàn của dữ liệu, các quy trình và phép thử dựa trên nền tảng công nghệ thông tin (IT) đang dần được chuyển giao sang nền tảng điều phối tự động hóa (OT). Những thủ tục ủy quyền và chia sẻ thông tin đã trở nên dễ dàng hơn nhờ có tính năng xác minh, và tính năng này cũng hứa hẹn sẽ thay thế vai trò của các chứng chỉ trong tương lai.
Tích hợp thông tin liền mạch
Để khiến cho dữ liệu đám mây luôn sẵn có và dễ sử dụng trong khi không cần đến ứng dụng “big data” và công nghệ “lưới dữ liệu thần kinh” thì việc chuẩn hóa dữ liệu từ các nguồn thu thập (ví dụ như cảm biến) là vô cùng quan trọng. Một giải pháp điển hình cho vấn đề này là công nghệ quét mã vạch. Dữ liệu thô đã được đặt tên sẽ được nhận diện thông qua bộ phận cảm biến và gửi trực tiếp về kho dữ liệu trong trạng thái đã được chuẩn hóa.
Hiển thị dữ liệu
Một trong những đặc trưng của cc mạng 4.0 là sự cung cấp thông tin toàn diện trong suốt vòng đời của một sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc khối dữ liệu sẽ được tập trung lại và cung cấp cho những người dùng khác nhau một cách liên tục và minh bạch, và một số công nghệ phụ trợ việc hiển thị dữ liệu đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Lăng kính dữ liệu, một điển hình của công nghệ hiển thị có thể giúp người dùng có cái nhìn trực quan nhất đối với cơ sở dữ liệu. Bằng cách sử dụng kính này, người dùng có thể nhìn thấy sự phản ánh về dữ liệu ngay lập tức chỉ với một cái nhìn. Công nghệ này không chỉ giúp bỏ qua công đoạn tra cứu dữ liệu cần đến sự can thiệp từ hệ thống mà còn đem lại trải nghiệm thực tế ảo thú vị cho người dùng.
Một lợi thế khác của sản xuất thông minh đó là sự trực quan hóa các tính năng và đặc điểm của thiết bị hay sản phẩm. Hình dạng và đặc điểm của đối tượng trên thực tế được mô phỏng lại trên máy tính dưới dạng dữ liệu với kích thước và tính chất tương đương. Các cảm biến quang học là công cụ giúp công nghệ này có thể quét và nhận diện nhiều loại đối tượng với dung lượng dữ liệu lớn. CŨng nhờ đó, người dùng không còn phải kiểm tra trực tiếp đối tượng để tìm ra những sai lỗi gây ảnh hưởng đến sản xuất nữa.