Sản xuất thông minh trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 (Phần 1)

Sản xuất thông minh là phương thức sản xuất tận dụng lưu lượng dữ liệu lớn cùng những ứng dụng công nghệ hiện đại để hình thành các quy trình sản xuất linh hoạt hơn, thông minh hơn và có nhiều tiềm năng tái cấu trúc – Herbert Köbel, Giám đốc trung tâm phần mềm của Leuze Electronic chia sẻ.

Nhân tố chủ đạo của cách mạng công nghiệp 4.0 việc là việc thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau và xâu chuỗi chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất. Nguồn cung cấp của dữ liệu cần được phân loại trước khi được xử lý tập trung. Điều này có thể đạt được bằng cách áp dụng mô hình tự động hóa kim tự tháp hoặc mô hình kiến trúc công nghiệp tham chiếu (RAMI) 4.0 làm định hướng: Một mặt, những mô hình này cung cấp thông tin đã được tạo ra trên trường hoặc đã được xác lập mức độ kiểm soát. Mặt khác, chúng cũng cung cấp thông tin một cách tập trung, ví dụ như trong các phần mềm lập kế hoạch và thống kê nguồn lực cho doanh nghiệp.

Điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp trong xu thế công nghiệp 4.0 là họ phải nhận thức rằng dữ liệu được xâu chuỗi không chỉ phục vụ riêng rẽ cho một công ty, mà phải được trao đổi bên ngoài ranh giới của công ty. Các giá trị gia tăng và mô hình kinh doanh, được thảo luận trong bối cảnh công nghiệp 4.0, chủ yếu xuất phát từ thực tế thông tin được “thu thập” từ nhiều nguồn khác nhau và phân loại theo “trường thông tin” và được liên kết với cổng thông tin trung tâm để không ngừng tải nạp dữ liệu mới.

Luồng dữ liệu cổ điển trong mô hình tự động hóa kim tự tháp có tính phân tầng mạnh, ví dụ từ cấp dữ liêu thành phần đến cấp dữ liệu điều khiển. Nhưng giờ đây, đã có nhiều loại mô hình chuyển tiếp hệ thống mới được sinh ra như: Mô hình chuyển đổi hệ thống công nghệ (ví dụ từ một công cụ phần mềm hoặc giao diện bus) hay như sự chuyển đổi hệ thống dữ liệu từ một cấp độ của kim tự tháp tự động hóa sang một cấp độ khác.

Chắc chắn trong quy trình chuyển đổi hệ thống, việc phức tạp nhất chính là công đoạn chuyển dữ liệu từ một công ty này sang một công ty khác. Mỗi quá trình chuyển đổi hệ thống này thường mang một rào cản chung đó là giao thức cổ điển, bởi chúng hoạt động giống như một bộ lọc dữ liệu và có thể trở nên bất đồng do phương tiện truyền tải vật lý khác nhau hay các giao thức khác nhau được sử dụng trong các cấp của kim tự tháp. Trong trường hợp chuyển đổi dữ liệu giữa các doanh nghiệp, có thêm yếu tố phát sinh do các mô hình lưu trữ dữ liệu khác nhau. Những trở ngại này chỉ có thể được khắc phục khi sử dụng các cổng thông tin chung hoặc bộ chuyển đổi giao thức, nhưng giải pháp trên thường đòi hỏi nỗ lực và chi phí lớn.

Do đó, mục tiêu trọng tâm là phải loại bỏ những rào cản này để làm cho dữ liệu và thông tin luôn sẵn có và phổ biến. Những rào cản, tuy nhiên, không thể được loại bỏ bằng cách sử dụng quy trình thông thường. Thay vào đó, một bể dữ liệu trung tâm được hình thành, song song với các quy trình chuyển giao hiện có, bể này có thể tiếp nhận trực tiếp dữ liệu từ các nguồn khác nhau.

Thuật ngữ “Đám mây” hiện đang được sử dụng đồng nghĩa cho mục đích này. Các công ty khác nhau có thể trao đổi dữ liệu không bị cản trở bằng cách tiếp cận những đối tác đa dạng trong cùng một đám mây. Các công ty cá nhân thiết lập một đám mây riêng cho doanh nghiệp của mình để làm cơ sở, trên đó các quyền truy cập được giữ hoàn toàn riêng tư từ ban đầu. Tuy nhiên nếu cần, vùng dữ liệu này có thể được chia sẻ như là một phần của một ý tưởng kinh doanh mới để trao đổi với những công ty hoặc các đám mây khác. Tiềm năng mở rộng của điện toán “đám mây” cho phép máy tính ghi lại dữ liệu mà người dùng chưa biết đến và có thể không ngừng bổ sung cơ sở dữ liệu hoặc tạo ra nền tảng để xây dựng các mối làm ăn trong tương lai nếu có.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới