Công ty APH3G có tiền thân là Arthur Pollard Hollings, một nhà sản xuất với 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đúc chân không, chế tạo khuôn sợi thủy tính, gia công, lắp ráp nguyên mẫu và đồ gá thiết bị, chi tiết máy.
Để giải quyết vấn đề hàng tồn do sai lỗi, APH3G đã quyết định đầu tư một dây chuyền sản xuất thông minh với độ chính xác cao. Trong đó bao gồm các thiết bị mới được tích cùng hệ thống mô hình hóa (CAD) và sản xuất dưới sự hỗ trợ của máy tính (CAM). Sau khi thiết kế thô tạo ra từ CAD được phân tích, tính toán, kiểm tra, các dữ liệu sẽ được nhập vào phần mềm CAM để thiết lập quy trình gia công. Cuối cùng, các máy công cụ CNC là thiết bị thực thi quy trình đó.
APH3G đã sử dụng phần mềm Tebis CAD/CAM của công ty Tebris để phục vụ hoạt động gia công của họ. Phần mềm này cho phép người vận hành dựng lên các mô hình 3D của đối tượng gia công, sau đó lưu trữ các mẫu thiết kế này tại thư viện quy trình. Việc cấu hình Tebris cũng đồng nghĩa với xây dựng một mẫu thiết kế không ngừng được tối ưu hóa thông qua nhiều lần thử nghiệm. Do đó, các sai lỗi cục bộ được hạn chế ở mức tối thiểu, và các yếu tố gây ảnh hưởng đến chu trình sản xuất tại APH3G sẽ được ghi lại để điều chỉnh trong tương lai.
Giám đốc của APH3G – ông Andy Hollings đã giải thích vì sao họ lựa chọn Tebris: “Khi xem xét nhiều công ty khác nhau và các gói dịch vụ họ cung cấp, chúng tôi nhận thấy phần mềm của Tebis rất thân thiện với người dùng và các lựa chọn kỹ thuật cũng đáp ứng một cách hoàn hảo các yêu cầu của chúng tôi.” Ông cũng cho biết thêm: Một phần mềm với độ tương thích cao và giao diện dễ sử dụng sẽ giúp công ty tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian đào tạo người vận hành, đồng thời hạ thấp yêu cầu tuyển dụng về trình độ chuyên môn cho vị trí này. Đây cũng là một trong những ưu điểm hàng đầu của việc áp dụng tự động hóa tại nhà máy của APH3G.
Bên cạnh đó, để giúp quá trình thiết kế trở nên thuận tiện hơn, Tebis CAD/CAM cung cấp một thư viện mẫu hình học tiêu chuẩn cho một số lỗ khoan, linh kiện, chi tiết máy, gá kệ tiêu chuẩn…
Các nhà lập trình viên NC tại APH3G trước tiên sử dụng các tham số trong thư viện quy trình để phân tích máy móc, điều khiển, công cụ và thiết bị kẹp dưới dạng các đối tượng kỹ thuật số riêng lẻ. Từ đó, phần mềm Tebis xây dựng một môi trường sản xuất giả định với các yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Tiếp đó, lập trình viên NC sử dụng các mẫu NZ chứa các trình tự sản xuất đã được kiểm chứng cũng như các công cụ, máy móc và thiết bị kẹp thích hợp từ các thư viện quy trình được lưu trữ ở dạng ảo. Điều này cho phép các chương trình NC của Tebis thích ứng tối ưu với môi trường sản xuất và phát hiện trước và tránh va chạm trong quá trình sản xuất thực tế.
(Còn tiếp)
Văn phòng NSCL