Sự ảnh hưởng của sản xuất thông minh (ở đây là ứng dụng số hóa tại doanh nghiệp) tới chi phí/giá thành sản phẩm có thể được hình dung trong ví dụ dưới đây:
Công ty Woodlands Dairy tại Nam Phi đã mua một nhà máy sản xuất bột cũ với hệ thống quản lý lạc hậu và thử tích hợp với các hệ thống quản lý thông minh nhằm vực dậy nhà máy. Công ty đã dựa trên nền tảng hệ thống cũ để phục vụ cho việc ghi và phân tích dữ liệu, từ đó xây dựng một mô hình sản xuất phù hợp hơn. Đây là cách có thể giúp tổ chức tiết kiệm tối đa chi phí xử lý kĩ thuật. Mặt khác, nhờ ứng dụng công nghệ sản xuất thông mình, dữ liệu phổ dụng được cung cấp cho nhiều loại PLC khác nhau sẽ được thiết lập, tạo điều kiện cho hệ thống hoạt động trơn tru hơn. Đối với vấn đề xây dựng chiến lược, các báo cáo tự động được trả về sẽ là nền tảng tốt để tổ chức quản lý tốt các nguồn lực và tiết kiệm chi phí đầu vào.
Hầu hết các nhà máy thường được tích hợp nhiều hệ thống quản lý sẵn có, do đó, việc thống nhất về định dạng và khả năng giao lưu giữa các hệ thống này rất quan trọng. Việc số hóa doanh nghiệp có thể đảm bảo điều này được thực hiện. Điển hình như thông tin thời gian thực được thu thập bởi các cảm biến thông qua công nghệ Internet vạn vật, tính cập nhật liên tục của loại thông tin này chỉ thể hiện khi doanh nghiệp đã thực hiện số hóa.
Các ứng dụng công nghệ kể trên có thể vươn ra ngoài phạm vi sản xuất và hướng đến các trang trại – nguồn cung cấp nguyên liệu cho chuỗi cung ứng. Các cảm biến có thể cung cấp khả năng truy suất nguồn gốc cho bất kì loại nguyên liệu nào, đồng thời đảm bảo chất lượng và tính minh bạch của sản phẩm đầu ra.
“Đến năm 2050, chúng ta sẽ cần thêm 55% lượng nước hiện tại để phục nhu cầu lương thực đang ngày càng gia tăng, vì vậy việc tưới tiêu hiệu quả là rất quan trọng”, McGreevy nói. “Chúng tôi tin rằng việc cải thiện hoạt động này tại các trang trại này sẽ góp một phần quan trọng đến việc xây dựng một chuỗi cung ứng bền vững.” Đây cũng là một vấn đề mấu chốt liên quan đến chi phí và giá thành sản phẩm.
Gần đây, Schneider Electric đã làm việc với WaterForce, một nhà cung cấp giải pháp quản lý nước và tưới tiêu ở New Zealand, để phát triển một giải pháp tưới tiêu tự động dựa trên nền tảng công nghệ Điện toán đám mây của Microsoft Azure và Internet vạn vật. Hệ thống này cho phép người nông dân vận hành các trục tưới tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Mọi hoạt động điều khiển đều có thể được thực hiện trên máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Hệ thống cảm biến và điều khiển tự động sẽ được lắp đặt trực tiếp trên các máy bơm hiện có của trang trại, và điều này cũng đồng nghĩa với việc không cần đầu tư vốn đáng kể trước khi nhìn thấy lợi ích. Công nghệ này đã giúp người nông dân có mở ra những hiểu biết mới và quản lý tốt việc sử dụng nước và giảm thiểu việc tiêu hao năng lượng không cần thiết cho máy bơm. Theo báo cáo ban đầu thì các hộ nông dân ứng dụng công nghệ này đã báo giảm 50% chi phí năng lượng trong vụ đầu tiên. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong khâu sản xuất nguyên liệu cũng đã mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất tiếp cận với một nguồn cung giá rẻ với chất lượng cao, đồng thời giảm thiểu được các chi phí kiểm chứng về nguồn gốc sản phẩm, từ đó nâng cao được tỉ lệ lợi nhuận so với chi phí.