Quan điểm phát triển toàn diện trong thời đại công nghiệp 4.0

Công nghiệp 4.0 không chỉ tác động sâu rộng đến hệ thống sản xuất, phương thức quản lý tại nhà máy mà còn có liên quan mật thiết với các vấn đề kinh tế, xã hội như tỉ lệ thất nghiệp, thu nhập bình quân, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và vốn đầu tư từ nước ngoài.

Nhận thức được điều này, Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) phối hợp với Trung tâm Năng suất Trung Quốc (CPC) đã tổ chức một hội thảo về “Lộ trình phát triển cho Công nghiệp 4.0” tại Đài Bắc vào ngày 19 tháng 8 năm 2019.

Tại buổi hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra các xu hướng lớn về tiến bộ khoa học công nghệ để kết hợp cùng mục tiêu phát triển kinh tế. Đồng thời, họ cũng xem xét các chiến lược và chính sách cụ thể tại các nước châu Á và châu Âu cùng các bên liên quan trong hệ sinh thái cho Công nghiệp 4.0, từ đó chỉ ra ý nghĩa của cuộc cách mạng này và ưu thế của những ứng dụng kĩ thuật số.

Hội thảo kéo dài năm ngày, với sự tham gia của 17 quốc gia, trong đó có 13 quốc gia đã là thành viên của APO. Khai mạc hội thảo, Tổng giám đốc Jang-Hwa Leu của Cục Phát triển Công nghiệp, Bộ Kinh tế, ROC, người đồng thời là Giám đốc thay thế của APO với ROC, trở thành người đại diện phát biểu, theo sau là Giám đốc CPC, Tiến sĩ Eugene Lin và Cán bộ Chương trình Ban Thư ký APO Ta-Te Yang.

Trong quá trình thảo luận, các đại biểu và chuyên gia đã kết hợp quan điểm của từng quốc gia, từng ngành nghề và các tác nhân trong hệ sinh thái để hoạch định chính sách sao cho phù hợp với đặc tính của từng ngành, sau đó cấu trúc lại để cho phép người tham gia có được nhìn toàn diện tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Bên cạnh đó, các đại biểu còn được đến thăm quan một nhà máy điển hình ứng dụng công nghệ Sản xuất thông minh của CPC. Không chỉ đơn thuần trình diễn về công nghệ, CPC còn giới thiệu các chương trình và khóa đào tạo hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và nâng cấp nhà máy của họ thành mô hình nhà máy thông minh, các phương pháp quản lý và kinh doanh chiến lược. Mặt khác, các đại biểu cũng được thăm quan Khu thí điểm sản xuất thông minh tại Công viên cơ khí chính xác Đài Trung, do Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp của ROC vận hành, nơi trưng bày các hệ thống và công nghệ tích hợp hỗ trợ số hóa cho các các doanh nghiệp vừa và nhỏ với hiệu suất cao, tuy nhiên vận hành đơn giản và không yêu cầu cao về vốn đầu tư.

Hội thảo được thực hiện bởi ba chuyên gia quốc tế của APO: Giám đốc điều hành sáng lập Tiến sĩ Eva Diedrichs, Học viện IMP3rove, Đức; Phó chủ tịch giáo sư Shandre Mugan Thangavelu, Viện Jeffrey Cheah ở Đông Nam Á, Malaysia; và Phó Chủ tịch Sản xuất Tiên tiến Jackie Tan, TÜV SÜD Châu Á Thái Bình Dương, Singapore. Giám đốc các vấn đề quốc tế Tiến sĩ Ray Jui-Hung Chiến, Văn phòng xúc tiến máy thông minh của Bộ Kinh tế Trung Quốc, cũng đã chia sẻ quan điểm của ông về tầm nhìn, chiến lược, chương trình và chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc theo đuổi sản xuất thông minh và nâng cao năng suất từ công nghệ.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới