Pizza giúp tăng năng suất hơn tiền

Chiếc bánh pizza thơm ngon và sự công nhận có tác dụng thúc đẩy năng suất tốt hơn tiền bạc. Đó là những gì giáo sư tâm lý học Đại học Duke Dan Ariely tìm thấy trong một thí nghiệm mà ông miêu tả trong cuốn sách mới của mình: Lý thuyết tiềm ẩn tạo nên động lực của chúng ta. Để tiến hành nghiên cứu, Ariely đã gửi ba trong bốn nhóm nhân viên của một nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở Israel thông báo vào đầu tuần rằng họ sẽ được nhận những phần thưởng cụ thể nếu lắp ráp chip vượt số lượng quy định mỗi ngày. Nhóm thứ nhất được hứa hẹn nhận từ ông chủ tin nhắn “Làm tốt lắm!” vào cuối tuần. Nhóm thứ hai được hứa hẹn một khoản tiền thưởng khoảng 30 đô la. Nhóm thứ ba được cho biết họ sẽ nhận được một phiếu thưởng cho một chiếc pizza miễn phí. Nhóm thứ tư, khoảng 25% công nhân, tự kiểm soát và không có gì cả. Vậy động lực nào, nếu có, thực sự hoạt động? Trong thời gian thử nghiệm kéo dài một tuần, pizza miễn phí là động lực lớn nhất giúp tăng 6,7% năng suất so với nhóm đối chứng. Lời khen “Làm tốt lắm!” về vị trí thứ hai, giúp tăng 6,6% năng suất so với nhóm đối chứng. Và thật ngạc nhiên, tiền bạc chỉ đứng ở vị trí thứ 3, giúp tăng 4,9 % năng suất so với nhóm chứng. Tuy nhiên, khi tuần kết thúc, tiền rơi vào vị trí cuối cùng, làm giảm 13,2% năng suất so với nhóm chứng. Khi kết thúc nghiên cứu, như được báo cáo trong Tạp chí New York, tin nhắn “Làm tốt lắm!” là phần thưởng chiến thắng cuối cùng. Bánh pizza miễn phí đứng thứ hai và nhóm tự kiểm soát đứng thứ ba. Tiền hoàn toàn không giúp tăng động lực. Theo các chuyên gia, điều này có nghĩa là mọi người yêu thích sự khen ngợi và đánh giá cao hơn những phần thưởng hữu hình và tiền bạc. Giáo sư Wharton, Adam Grant nói với tờ The Wall Street Journal rằng: “Các động lực bên ngoài có thể không còn nhiều ý nghĩa nữa, nhưng cảm giác mà người khác đánh giá cao những gì bạn làm lại tạo ra động lực cho bạn.” Nhưng Ariely cho rằng phô mai mozzarella và sốt cà chua cũng rất quan trọng. Ban đầu ông muốn phần thưởng pizza trở thành một chiếc bánh được giao đến nhà của nhân viên, thay vì một phiếu quà tặng. “Bằng cách này,” ông viết, “… chúng tôi không chỉ cho họ một món quà, mà chúng tôi sẽ làm cho họ trở thành anh hùng trong mắt gia đình của họ.”

Nguồn: ssri.duke.edu

Tin mới