Logistics là một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế hiện đại ngày nay nhằm đáp ứng khả năng cạnh tranh trong dây truyền cung ứng toàn cầu. Chính vì vậy muốn thúc đẩy tình hình sản xuất của các doanh nghiệp thì cải thiện dịch vụ logistics là một yếu tố tiên quyết phải thực hiện.
Ở Việt Nam, logistics bắt đầu phát triển từ thấp niên 90 của thế kỉ trước và đạt được sự tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Theo thống kê của ngân hàng thế giới, vào năm 2014, chỉ số hoạt động logistics của nước ta đạt vị trí 48/160 nước được đánh giá, đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này đạt tới 16-20%/năm, đóng góp 3% GDP của đất nước. Đây đều là những con số ấn tượng và cho thấy sự lớn mạnh của ngành logistics ở Việt Nam.
Tuy nhiên, sự lớn mạnh này lại chưa thể đi đôi với năng suất, giá cả dịch vụ cao song chất lượng dịch vụ được cung cấp còn thấp. Cụ thể năm 2014, chi phí logistics của nước ta chiếm tới 21% giá trị hàng hóa, trong khi đó con số này của Singapore chỉ khoảng 9-14%. Có thể nhận thấy rằng, với cùng số lượng hàng hóa thì chi phí vận chuyển của nước bạn rẻ hơn chúng ta tới một phần ba.
Theo hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA), 4 yếu tố làm hạn chế tới sự phát triển của ngành:
– Hệ thống pháp luật Việt Nam về logistics đã hoàn chỉnh, tuy nhiên nhiều điều luật chồng chéo nhau, chưa có sự phân công chịu trách nhiệm cụ thể của từng bạn ngành dẫn tới sự rắc rối trong các thủ tục pháp lý.
– Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp logistics còn nhiều hạn chế. Còn nhiều doanh nghiệp chưa trạng bị hệ thống định vị GPS, các phần mềm quản lý, phần mềm khai hải quan. Thiếu sự đồng bộ giữa hệ thống cảng biển, đường bộ và các dịch vụ ở cảng.
– Các doanh nghiệp logistics hiện nay của nước ta hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên vấn đề phát triển đồng bộ là khó thực hiện.
– Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại ở Việt Nam vẫn còn chưa nhận được tầm quan trọng của quản trị logistics.
Bên cạnh các yếu tố trên, trong một vài trường hợp sự kết hợp giữa các doanh nghiệp logistics và các doanh nghiệp khách hàng còn lỏng lẻo, chưa có sự tín nhiệm lẫn nhau do ảnh hưởng của tác phong làm việc.
Đứng trước thực trạng này, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch phát triển logistics một cách cụ thể, đưa ra những biện pháp tối ưu, những chính sách thúc đẩy cần thiết. Bằng việc phát triển logistics, hi vọng rằng sẽ đẩy mạnh tình hình sản xuất của các doanh nghiệp nước ta.
Văn phòng NSCL (tổng hợp)